Hiện nay, khi công nghệ thông tin càng ngày càng trở lên tân tiến; việc bảo mật thông tin cá nhân luôn là vấn đề được đặt lên hằng đầu; việc để lộ thông tin cá nhân là việc rất nghiêm trọng khi người khác có thể biết địa chỉ, họ tên, thông tin tài khoản ngân hàng, căn cước công dân… từ đó ;những kẻ gian có thể buôn bán các thông tin trên mạng cho các tổ chức tín dụng ”bẩn”; các công ty tín dụng này sẽ lập một tài khoản và cho vay với mức lãi suất cao; đến một lúc nào đó, bạn sẽ bị thông báo là đang vay một khoản tiền lớn và yêu cầu thanh toán; nặng hơn sẽ có những trường hợp bạn đứng tên một công ty “ma” và đang nợ số tiền lên tới cả chục tỷ mà không hề hay biết. Vậy khi gặp trường hợp không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ này thì nên xử lý thế nào?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ có phải trả nợ không?
Việc trả nợ chỉ xảy ra khi hai bên có thỏa thuận về việc vay nợ và người vay phải có nghĩa vụ trả nợ. Bởi vậy, nếu một người bị lấy cắp thông tin như số CMND, CCCD, số điện thoại… nhưng trên thực tế không hề vay tiền thì không có nghĩa vụ phải trả nợ.
Tuy nhiên, người bị lấy cắp thông tin trong trường hợp này phải chứng minh được bản thân không phải là người thực hiện việc vay tiền.
Hiện nay, việc vay tiền qua app đang diễn ra rất phổ biến với nhiều lời quảng cáo “có cánh”; như thủ tục giải ngân nhanh, không cần hồ sơ gốc, không cần thẩm định, chỉ cần cung cấp số CMND/CCCD…
Kéo theo đó, nhiều kẻ xấu đã đánh cắp thông tin hoặc lợi dụng thông tin của người khác; để thực hiện việc vay tiền nhưng không trả.
Thực tế cho thấy, khi bị lấy cắp thông tin về số CMND/CCCD để vay vốn; nhiều người có thể bị các app vay tiền hoặc người cho vay gọi điện, đe dọa, khủng bố… bắt trả món nợ bản thân không vay.
Không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ thì phải làm gì?
Tuy nhiên, theo phân tích ở trên; trong trường hợp Không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ thì không có nghĩa vụ trả nợ; nên khi bị đòi nợ dù không vay tiền; thì người này có thể yêu cầu bên cho vay xuất trình các chứng từ liên quan đến việc vay mượn; như thời gian vay, số tiền vay, lãi suất…
Đồng thời, có thể trình báo sự việc trên cho các cơ quan công an theo quy định; tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2020 của Bộ Công an; và Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015; để cơ quan này tiến hành điều tra, xác minh sự việc cũng như có phương án xử lý với người lấy cắp thông tin:
- Công an xã, phường, thị trấn: Có nhiệm vụ phân loại, xử lý tin báo về tội phạm;
- Công an điều tra cấp huyện: Có nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện;
- Công an điều tra cấp tỉnh: Có nhiệm vụ điều tra những tội phạm thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, có yếu tố nước ngoài…
Ngoài ra, để đề phòng việc không vay tiền nhưng vẫn phải trả nợ; mỗi người cần phải hết sức cảnh giác trước những chiêu lừa đảo; tuyệt đối không cung cấp bất cứ thông tin cá nhân nào của mình cho người lạ.
Riêng trường hợp giấy tờ nhân thân bị rơi, mất; thì phải nhanh chóng thông báo với cơ quan có thẩm quyền về việc làm rơi, mất giấy tờ nhân thân của mình
Xem thêm: Mang súng giả cướp ngân hàng bị xử lý như thế nào?
Giải quyết vấn đề
Hiện tại công nghệ đang rất phát triển, kéo theo đó là những rủi ro pháp lý đi cùng; thông tin cá nhân người dùng là một miếng bơ béo bở đối với các công ty công nghệ; nó có thể giúp họ tìm được khách hàng tiềm năng có thể tiêu thụ sản phẩm họ tạo ra; nhưng cũng có những công ty, tổ chức dử dụng thông tin cá nhân vào mục đích trục lợi. Đây là một hành vi rất nguy hiểm một khi thông tin cá nhân bị lộ; người dùng có thể bị các rủi ro như bị bắt cóc (nếu như để lộ địa chỉ); sinh ra các tình huống pháp lý như việc Không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ ; hoặc có thể mất hết những dữ liệu mất mà người dùng lưu trữ việc này đặc biết nguy hiểm; nó có thể làm tiết lộ thông tin hoặc bí mật cá nhân thậm chí là Quốc gia; vậy nên nãy bảo mật thông tin cá nhân quý giá của mình một cách cẩn thận; để tránh những rủi ro pháp lý mai sau.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Không vay tiền nhưng vẫn bị đòi nợ thì phải làm gì? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
vay tiền nhưng không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đã quy định các hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.