Đặt cọc là một quy trình pháp lý phổ biến trong nhiều giao dịch và hợp đồng. Nó thể hiện sự cam kết của bên đặt cọc (người giao tiền hoặc tài sản) đối với bên nhận đặt cọc (người nhận tiền hoặc tài sản) để đảm bảo việc thực hiện đúng các điều khoản và điều kiện đã được thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên. Đặt cọc là một cơ chế quan trọng giúp xây dựng lòng tin trong giao dịch, đặc biệt trong những tình huống mà có sự không chắc chắn về sự thực hiện của các cam kết. Vậy khi không trả tiền đặt cọc mua đất, phải làm sao?
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về hoạt động đặt cọc
Đặt cọc là một quy trình pháp lý phổ biến trong nhiều giao dịch và hợp đồng. Nó thể hiện sự cam kết của bên đặt cọc (người giao tiền hoặc tài sản) đối với bên nhận đặt cọc (người nhận tiền hoặc tài sản) để đảm bảo việc thực hiện đúng các điều khoản và điều kiện đã được thỏa thuận trong hợp đồng giữa hai bên.
Thời hạn của đặt cọc có thể biến đổi, tùy thuộc vào sự đồng thuận giữa hai bên và tính chất của giao dịch. Thường thì, khi hợp đồng được thực hiện đúng theo quy định, tài sản đặt cọc sẽ được hoàn trả lại bên đặt cọc. Tuy nhiên, nếu một trong hai bên vi phạm các điều khoản của hợp đồng, thì tài sản đặt cọc có thể được sử dụng để đền bù thiệt hại hoặc bồi thường cho bên bị thiệt hại.
Đặt cọc giúp tạo ra một mức độ tin cậy trong giao dịch kinh doanh và pháp lý, đặc biệt là trong các trường hợp có nguy cơ cao về việc không thực hiện đúng hợp đồng. Nó cũng là một công cụ quan trọng để đảm bảo rằng các bên tham gia vào giao dịch sẽ tuân thủ các cam kết của họ và duy trì tính minh bạch và công bằng trong quá trình kinh doanh và hợp tác.
Không trả tiền đặt cọc mua đất, phải làm sao?
Thông qua việc đặt cọc, bên đặt cọc thường gửi một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị đến bên nhận đặt cọc như một dạng bảo đảm. Trong trường hợp một trong hai bên không tuân thủ các điều khoản hợp đồng, tài sản đặt cọc có thể được sử dụng để bồi thường thiệt hại hoặc thực hiện các cam kết được thỏa thuận ban đầu. Điều này đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm trong quá trình thực hiện giao dịch và giúp bảo vệ quyền lợi của cả hai bên.
Căn cứ Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015, bên từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ bị phạt cọc nếu các bên có thỏa thuận là đặt cọc.
Nói cách khác, chỉ bị phạt cọc nếu các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng chữ “đặt cọc” đối với hợp đồng bằng văn bản hoặc phải chứng minh được các bên đã thỏa thuận “đặt cọc” đối với hợp đồng bằng lời nói.
Đồng nghĩa trong hợp đồng không ghi chữ “đặt cọc” mà thay vào đó là ghi “trả trước” hoặc không xác định rõ là tiền đặt cọc hay là tiền trả trước thì được coi là tiền trả trước.
Nội dung này được quy định tại Điều 37 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:
“Trường hợp một bên trong hợp đồng giao cho bên kia một khoản tiền mà các bên không xác định rõ là tiền đặt cọc hoặc tiền trả trước thì số tiền này được coi là tiền trả trước.”.
Trường hợp hợp đồng ghi “trả trước” hoặc không xác định rõ là tiền đặt cọc hay là tiền trả trước thì được coi là tiền trả trước và khi đó bên trả trước từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ không bị phạt cọc.
Việc không bị phạt cọc trong trường hợp này khá dễ hiểu, bởi lẽ trả trước được hiểu là một khoản tiền mà bên trả trước đưa cho bên có tài sản khi chưa giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán.
Do đó, nếu bên dự định mua (bên trả trước) từ chối mua (từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất) thì bên nhận khoản tiền trả trước phải trả lại khoản tiền đó và không chịu bất kỳ khoản tiền phạt nào, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
Tóm lại, việc không ghi từ đặt cọc trong hợp đồng thì khoản tiền đó được xác định là tiền trả trước; bên trả trước từ chối mua có quyền lấy lại khoản tiền trả trước và không chịu bất kỳ khoản tiền phạt nào.
Do vậy, đối với bên có nhà, đất cần nắm rõ quy định này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tránh nhầm lẫn giữa đặt cọc và trả trước. Riêng đối với bên đi mua nhà đất có thể áp dụng quy định này để không bị phạt cọc khi từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Trường hợp nào khi có tranh chấp xảy ra sẽ không bị phạt cọc?
Đặt cọc không chỉ là một phần quan trọng của quy trình pháp lý trong giao dịch và hợp đồng mà còn thể hiện sự chắc chắn và đáng tin cậy giữa các bên tham gia. Đây là một công cụ quan trọng trong việc đảm bảo rằng các cam kết đã được đưa ra sẽ được thực hiện đúng như đã hứa. Vậy những trường hợp nào hiện nay khi có tranh chấp xảy ra sẽ không bị phạt cọc?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng khi một trong các bên từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng sẽ phải chịu phạt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Thế nhưng nếu bên dự định mua giao tiền cho bên có đất nhưng không thỏa thuận là đặt cọc hoặc chỉ có giấy biên nhận tiền nhưng trong giấy đó không ghi là đặt cọc thì sẽ không bị phạt cọc.
Trường hợp chỉ có giấy biên nhận tiền (trong đó không có từ nào là đặt cọc) thì nghĩa vụ của các bên khi vi phạm sẽ khác với đặt cọc. Nếu đưa một khoản tiền mà không thỏa thuận là đặt cọc thì khi đó được coi là “tiền trả trước”.
Về bản chất trả trước là một khoản tiền để thực hiện nghĩa vụ thanh toán, trường hợp các bên không chuyển nhượng đất thì khoản tiền đó sẽ xử lý như sau:
- Trường hợp bên đưa tiền từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì khoản tiền trả trước sẽ được nhận lại và không chịu phạt, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
- Trường hợp bên nhận tiền từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng thì chỉ phải trả lại khoản tiền trả trước và không chịu phạt cọc, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Không trả tiền đặt cọc mua đất, phải làm sao? chúng tôi cung cấp dịch vụ đặc cọc mua bán nhà đất Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Không trả tiền đặt cọc mua đất, phải làm sao?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới luật tranh chấp đất đai mới nhất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục nhập khẩu khi mua nhà chung cư năm 2023
- Mẫu hợp đồng đặt cọc mua nhà chung cư mới 2023?
- Trường hợp nào nhà chung cư phải dỡ để xây dựng lại năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, khi hợp đồng đặt cọc có xảy ra tranh chấp, tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú có thểm thẩm quyền giải quyết vụ việc. Nếu cả hai bên thỏa thuận được thì tòa án nơi nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú đều có thẩm quyền giải quyết.
Riêng hợp đồng đặt cọc đất đai thì tòa án nhân dân cấp huyện nơi có mảnh đất cũng có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
Theo Điều 119 tại Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”. Mặt khác, tại các quy định về đặt cọc cũng không yêu cầu cụ thể việc đặt cọc có cần lập thành văn bản hay không; cũng không bắt buộc công chứng, chứng thực.
Do đó, có thể hiểu rằng chỉ cần đảm bảo đúng mục đích, còn việc thể hiện ở dạng nào là tùy thuộc vào lựa chọn các bên, miễn sao không trái với tinh thần chung của bộ luật. Chính vì vậy, hợp đồng đặt cọc viết tay hay giấy đặt cọc viết tay đều có giá trị về mặt pháp lý.