Chào Luật sư! Trước tôi có cho anh A và con trai là anh T vay số tiền là 230 triệu thế chấp mảnh đất ở. Tuy nhiên, khi đến hạn trả, họ liên tục thất hẹn. Vậy tôi có căn cứ để xử lý tài sản thế chấp là mảnh đất không? Không trả nợ đúng hạn có thể bị xử lý tài sản thế chấp? rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thế chấp là gì?
- Thế chấp là một trong 9 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ (Điều 292 BLDS năm 2015); có mục đích đảm bảo cho giao dịch dân sự chính thực hiện đúng theo cam kết; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các bên tham gia giao dịch.
- Theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2017 thì Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
- Xử lý tài sản thế chấp là quá trình bên nhận thế chấp thực thi quyền của mình; thông qua việc tiến hành các phương thức; thủ tục định đoạt quyền sở hữu tài sản thế chấp; và số tiền thu được sẽ được thanh toán cho các nghĩa vụ mà tài sản thế chấp đã bảo đảm theo thứ tự xác định.
Không trả nợ đúng hạn có thể bị xử lý tài sản thế chấp?
Căn cứ vào Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trường hợp bị xử lí tài sản:
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
- Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Phương thức xử lý tài sản thế chấp là bất động sản
Theo nguyên tắc chung; khoản 1 điều 303 BLDS năm 2015 có quy định; các bên cí thể thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau
- Bán đấu giá tài sản
- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản
- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thự hiện nghĩa vụ
- Phương thức khác.
Thủ tục xử lý tài sản thế chấp là bất động sản
Bước 1: Thông báo về xử lý tài sản thế chấp để thực hiện nghĩa vụ.
Theo quy định tại Điều 300 BLDS năm 2015; trước khi xử lý tài sản bảo đảm; bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử ý tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm; và các bên cùng nhận bảo đảm khác.
Bước 2: Giao tài sản thế chấp để xử lý.
- Theo quy định tại Điều 301 BLDS năm 2015: Khi có một trong những căn cứ xử lý quy định tại Điều 299 Bộ luật này, “người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý”.
Bước 3: Thanh toán bảo đảm nghĩa vụ
- Theo quy định tại Điều 307, 308 BLDS năm 2015; số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp trước tiên sẽ được dùng để thanh toán chi phí bảo quản; thu giữ và xử lý tài sản thế chấp.
- Nếu số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp sau khi thanh toán các chi phí này lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm; thì số tiền chênh lệch sẽ được trả cho bên thế chấp.
- Nếu số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản; thu giữ và xử lý tài sản thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm; thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm.
Bước 4: Chuyển quyền sở hữu
- Chuyển quyền sở hữu đối với tài sản là bất động sản thương phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy; bên nhận chuyển nhượng tài sản thế chấp là bất động sản chỉ có thể là chủ sở hữu hợp pháp khi hoàn thành việc đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.
- Trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu; quyền sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu (bên thế chấp); hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản; hoặc người phải thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm; thì hợp đồng thế chấp tài sản được dùng để thay thế cho các giấy tờ này.
Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp.
Theo Điều 307 BLDS 2015 quy định thì việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp được xử lý theo quy định như sau:
- Số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản; thu giữ và xử lý tài sản thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm; thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.
- Nếu hai bên không thỏa thuận được và nhờ bên thứ ba can thiệp giải quyết thì thứ tự ưu tiên thanh toán là sau khi trừ các khoản tiền thi hành án + chi phí thi hành án + án phí; các khoản chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản thế chấp. Các khoản nợ, số dư nợ; thì tương tự trường hợp trên nếu còn dư sẽ trả lại cho người vay theo quy định.
- Nếu tài sản sau khi xử lí không đủ để trả các khoản tiền trên; thì người vay phải tiếp tục trả nợ theo thỏa thuận.
Nghĩa là, trong trường hợp anh để tài sản của mình đem đi đấu giá; ngân hàng đấu giá được 3 tỷ đồng; số nợ của anh chỉ có 2,5 tỷ. Số dư từ mảnh đất của anh còn 500 triệu, khi đó ngân hàng sẽ tiến hành trả lại cho anh. Trong trường hợp số tiền mảnh đất của anh nhỏ hơn số nợ anh nợ ngân hàng; thì khi đó anh vẫn sẽ tiếp tục phải trả nợ cho tới khi nào hết nợ.
Xử lý hình sự khi cố tình vay tiền không trả
Vay tiền nhưng không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định, các hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là:
Vay; mượn; thuê tài sản của người khác; hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện; khả năng nhưng cố tình không trả;
Vay; mượn; thuê tài sản của người khác; hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Khung 1
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi:
Giá trị tài sản từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
Giá trị tài sản dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội cướp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Khung 2
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi: Phạm tội có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Tái phạm nguy hiểm…
Khung 3
Phạt tù từ 05 – 12 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Khung 4
Phạt tù từ 12 – 20 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung
Hình phạt bổ sung của tội này là phạt tiền tiền từ 10 – 100 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; người phạm tội có thể bị phạt tù đến 20 năm; phạt tiền đến 100 triệu.
Giải quyết vấn đề
Như vậy, trong trường hợp người vay không trả nợ đúng hạn, tài sản đảm bảo có thể bị xử lý theo quy định để đảm bảo quyền lợi của người cho vay.
Mời bạn xem thêm:
- Thiếu nợ bao nhiêu bị truy tố hình sự?
- Đơn khởi kiện việc đòi trả nợ mới nhất
- Người vay tiền chết con cái có phải trả nợ thay không ?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ Không trả nợ đúng hạn có thể bị xử lý tài sản thế chấp?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, xin giấy phép bay flycam… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Vay thế chấp (Equity loan) là hình thức vay tiền có tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay của bạn. Tài sản mang đi thế chấp phải đảm bảo vẫn còn quyền lợi đối với người đi vay. Ở đây là quyền lợi sở hữu. Ví dụ: bạn có thể vay thế chấp khi có tài sản là đất đai, nhà cửa, xe cộ… Khi được ngân hàng chấp nhận hồ sơ vay thì tài sản vẫn thuộc quyền sở hữu của bạn nhưng giấy tờ chứng minh sở hữu thì được ngân hàng giữ lại.
Vay tín chấp chính là hình thức vay mà không cần phải thế chấp. Có nghĩa là người vay không cần phải thế chấp bất cứ một tài sản (nhà cửa; đất đai; xe cộ,…) cho ngân hàng. Người đi vay chỉ làm một công việc để đem lại sự tin tưởng cho ngân hàng đó chính là chứng minh được thu nhập và nơi ở hợp pháp là được.
Trường hợp 1: Bên vay không trả nợ do không có khả năng chi trả; không có dấu hiệu bỏ trốn; hay dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì đây sẽ là tranh chấp dân sự. Để đòi lại được tiền, bên cho vay có thể đến Tòa án dân sự để thực hiện thủ tục kiện đòi tài sản.
Trường hợp 2: Nếu bên vay có thể trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.