Có rất nhiều người thắc mắc rằng, trường hợp không tố giác tội phạm có bị sao không? Pháp Luật quy định như thế nào về việc không tố giác tội phạm. Vậy không tố giác tội phạm có bị đi tù không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
CĂN CỨ PHÁP LÝ
Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
NỘI DUNG TƯ VẤN
Không tố giác tội phạm là gì?
Không tố giác tội phạm là hành vi không báo cho cơ quan có thẩm quyền ngay sau khi biết; phát hiện về việc thực hiện hành vi phạm tội của người khác.
Điều 19 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội không tố giác tội phạm so với quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999 có điểm mới. Bộ luật bổ sung thêm quy định tại khoản 3: Người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định; trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện; hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa. Trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII BLHS; hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Đặc điểm của hành vi không tố giác tội phạm
– Luôn được thực hiện dưới hình thức “không hành động phạm tội”;
– Có thể xảy ra ở giai đoạn tội phạm đang được chuẩn bị; đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện (đã kết thúc);
– Lỗi của người có hành vi không tố giác tội phạm là lỗi cố ý trực tiếp.
Cũng như hành vi che giấu tội phạm; hành vi không tố giác tội phạm tuy có liên quan đến tội phạm. Nhưng không phải là hành vi đồng phạm; bởi người không tố giác không “cố ý cùng thực hiện tội phạm” với người mà người đó không tố giác. Hành vi không tố giác tội phạm không có quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội; và hậu quả của tội phạm do người khác gây ra.
Hành vi không tố giác tội phạm thể hiện ở thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm và vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của công dân đối với trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm do luật quy định, góp phần gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, không ngăn chặn kịp thời các hậu quả nguy hiểm cho xã hội do phạm tội gây ra.
Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm những năm qua còn cho thấy trong khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, người bào chữa biết rõ người mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện tội phạm nhưng vì lợi ích của người được bào chữa, người bào chữa đã không tố giác tội phạm này.
Buộc người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm do người mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện vừa không thực tế vừa buộc người bào chữa phải vi phạm nghĩa vụ của người bào chữa đối với thân chủ của mình.
Do vậy, BLHS năm 2015 bổ sung quy định người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại chương XIII BLHS hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
“Điều 19. Không tố giác tội phạm
- Người nào biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
- Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
- Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.”
Không tố giác tội phạm bị xử phạm như thế nào?
- Đối với người thân trong gia đình:
Không tố giác tội phạm có bị đi tù không? Do có tính nguy hiểm cho xã hội, nên người có hành vi không tố giác tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về không tố giác tội phạm khi không tố giác người phạm một trong các tội được quy định tại Điều 389 Bộ luật hình sự năm 2015.
Ghi nhận mối quan hệ tình cảm đặc biệt giữa những người thân thiết trong gia đình vốn là một trong những nét đặc trưng của truyền thống văn hóa dân tộc. Quy định người không tố giác tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ; hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm theo quy định; trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.
- Đối với đối tượng khác:
Cũng như hành vi che giấu tội phạm; hành vi không tố giác tội phạm tuy có liên quan đến tội phạm. Nhưng không phải là hành vi đồng phạm; bởi người không tố giác không “cố ý cùng thực hiện tội phạm” với người mà người đó không tố giác. Hành vi không tố giác tội phạm không có quan hệ nhân quả với hành vi phạm tội; và hậu quả của tội phạm do người khác gây ra.
Hành vi không tố giác tội phạm thể hiện ở thái độ thờ ơ, thiếu trách nhiệm và vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của công dân đối với trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm do luật quy định, góp phần gây khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, không ngăn chặn kịp thời các hậu quả nguy hiểm cho xã hội do phạm tội gây ra.
Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm những năm qua còn cho thấy trong khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, người bào chữa biết rõ người mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện tội phạm nhưng vì lợi ích của người được bào chữa, người bào chữa đã không tố giác tội phạm này.
Buộc người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm do người mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện vừa không thực tế vừa buộc người bào chữa phải vi phạm nghĩa vụ của người bào chữa đối với thân chủ của mình.
Do vậy, BLHS năm 2015 bổ sung quy định người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại chương XIII BLHS hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự khi biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện mà người bào chữa biết được khi thực hiện nhiệm vụ bào chữa, trừ trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác quy định của pháp luật.
Người không tố giác tội phạm có thể:
– Bị phạt cảnh cáo,
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
– Hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hình phạt cao nhất đối với người không tố giác có thể lên tới 06 năm tù giam có thời hạn.
Che giấu tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm hoạt động bình thường của các cơ quan tư pháp trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Hành vi che giấu có thể là chứa chấp người phạm tội, tạo điều kiện cho họ lẩn trốn, xoá dấu vết của tội phạm, hủy tang vật… hoặc có hành vi khác cần trở việc phát hiện, điều tra, xử lí người phạm tội.
Che giấu tội phạm là việc người nào không hứa hẹn trước; nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội; dấu vết, tang vật của tội phạm; hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.
Còn không tố giác tội phạm là việc biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện; hoặc đã được thực hiện mà không tố giác.