Hiện nay việc phòng cháy chữa cháy là hết sức quan trọng. Chúng ta có thể thấy mới qua nửa năm 2022 mà có rất nhiều vụ cháy thương tâm xảy ra. Một trong số những lý do gây ra những vụ cháy đó là “Không tổ chức việc thoát nạn, cứu người hoặc chữa cháy”. Vậy hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp lý xoay quanh vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy
1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.
Quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy
Theo quy định tại Điều 5 Luật phòng cháy chữa cháy sửa đổi 2013 quy định như sau:
Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy và chữa cháy; thành lập, duy trì hoạt động đội phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
- Ban hành theo thẩm quyền nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy;
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy;
- Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, sử dụng kinh phí phòng cháy và chữa cháy đúng mục đích; trang bị và duy trì hoạt động của dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy; bảo đảm các điều kiện phục vụ công tác huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức chữa cháy và khắc phục hậu quả do cháy gây ra;
- Thực hiện nhiệm vụ khác về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của cá nhân mỗi người:
- Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;
- Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng;
- Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy;
- Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
- Thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong Luật này.
Trách nhiệm của chủ hộ gia đình:
- Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;
- Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ;
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ.
Đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không đảm bảo an toàn về phòng cháy và chữa cháy
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định:
Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân bị tạm đình chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ cháy, nổ gây hậu quả nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoạt động. Việc đình chỉ hoạt động có thể thực hiện đối với từng bộ phận hoặc toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và hoạt động của cá nhân.
Người có thẩm quyền quy định tại các điểm a, b và c khoản 6 Điều 20 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP có quyền tạm đình chỉ hoạt động đối với đối tượng nào thì được quyền đình chỉ hoạt động đối với đối tượng đó.
Xử lý vi phạm quy định về công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ
Theo Điều 45 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vào khu vực chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ khi không được phép của người có thẩm quyền.
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không kịp thời thực hiện việc cứu người, cứu tài sản hoặc chữa cháy.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Không chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ về lực lượng, phương tiện, nguồn nước và các điều kiện khác phục vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật;
- Không chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
- Không chấp hành lệnh huy động tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ của người có thẩm quyền;
- Không bố trí, duy trì thang máy chữa cháy, phòng trực điều khiển chống cháy theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Cản trở hoạt động của lực lượng và phương tiện chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ;
- Không tham gia khắc phục hậu quả vụ cháy khi có yêu cầu của người có thẩm quyền;
- Không tham gia bảo vệ hiện trường vụ cháy theo quy định;
- Không bố trí, duy trì đường giao thông, bãi đỗ, lối tiếp cận cho lực lượng và phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động theo quy định.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Không tổ chức việc thoát nạn, cứu người hoặc chữa cháy;
- Lợi dụng việc chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ để xâm hại đến sức khoẻ, tài sản hợp pháp của công dân và tài sản của nhà nước.
Như vậy hành vi vi phạm về phòng cháy chữa cháy nói trên sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Không tổ chức việc thoát nạn, cứu người hoặc chữa cháy. Hy vọng có ích cho bạn đọc. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam,… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: https://www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hành vi trên là hành vi vi phạm quy định về công tác phòng cháy chữa cháy và sẽ bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi kể trên sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Lính cứu hỏa không tổ chức chữa cháy là hành vi vi phạm pháp luật. Hay là hành vi vi phạm quy định công tác phòng cháy chữa cháy.