Xin chào luật sư. Tôi đã đọc được bài viết về Điểm mới của 06 Luật có hiệu lực từ năm 2022. Theo đó, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định người dân phải phân loại rác thải, nếu không sẽ bị từ chối thu gom. Vậy trường hợp không phân loại rác theo quy định sẽ bị xử phạt như thế nào? Rất mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Có cần thiết phải phân loại rác theo quy định hay không?
Phân loại rác tại là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn bởi rác thải nếu chỉ chôn lấp thông thường sẽ gây rất nhiều lãng phí như: tốn diện tích lớn cho việc xây dựng, chi phí vận hành các bãi chôn lấp; nguy cơ gây ô nhiễm môi trường…
Ngoài ra, các nguồn nguyên liệu có thể tái chế như: rác hữu cơ, giấy, nhựa, kim loại… cũng bị vùi chôn trong đất mà theo tính toán phải mất hàng trăm năm sau mới có thể phân hủy. Trong khi đó, việc tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế. Đặc biệt, với lượng hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt (ước tính khoảng 50 – 70%), đây sẽ là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện với môi trường.
Không phân loại rác bị từ chối thu gom
Theo khoản 2 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt:
Có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
(Trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác. Theo điểm c khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Nguyên tắc phân loại chất thải rắn sinh hoạt
Người dân không phân loại rác thải sẽ bị từ chối thu gom. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại. Theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Cụ thể như sau:
– Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;
– Chất thải thực phẩm;
– Chất thải rắn sinh hoạt khác.
Cùng với đó, giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt khác trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có chính sách khuyến khích việc phân loại riêng chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân. Không được chôn rác thải gây nguy hiểm cho môi trường.
Không thu gom nếu không phân loại rác ở đô thị
Đối với hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định vào các bao bì để chuyển giao như sau:
– Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế; hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
– Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.
Không thu gom nếu không phân loại rác ở nông thôn
Đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt. Sau khi thực hiện phân loại theo quy định. Thực hiện quản lý như sau:
+ Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ; làm thức ăn chăn nuôi;
+ Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng; tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng; tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
+ Chất thải thực phẩm không tận dụng làm phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi được phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
+ Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định; tiến hành chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
Đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn. Do đặc điểm vệ vị trí địa lý cũng như chính sách, cơ chế xử lý rác mà hiện tại Nhà nước chỉ dừng lại ở việc khuyến khích thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt. Còn đối với hộ gia đình ở đô thị thì điều đó là bắt buộc.
Không phân loại rác sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Từ quy định trên cho thấy, từ 01/01/2022 khi Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực. Người dân cần phải phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo nguyên tắc nêu trên. Trường hợp không phân loại rác theo quy định sẽ bị phạt tới 20 triệu đồng. Cụ thể:
Căn cứ khoản 4 điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP:
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không phân loại, không lưu giữ chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định; không ký hợp đồng hoặc không chuyển giao chất thải rắn công nghiệp thông thường cho đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định; không báo cáo định kỳ về tình hình phát sinh, quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Như vậy, nếu đã có quy định phân loại rác nhưng người dân không thực hiện sẽ không được thu gom rác. Đồng thời có thể chịu mức xử phạt không phân loại rác từ 15 -20 triệu đồng.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Không phân loại rác theo quy định sẽ bị phạt tới 20 triệu đồng. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
– Các loại chai, lọ thủy tinh.
– Chai lọ hay thùng chứa được làm từ nhựa.
– Bao bì nhựa mềm.
– Hộp giấy, giấy viết, giấy in, bìa carton.
– Phế liệu sắt thép, nhôm, bình phun.
– Lá nhôm, inox.
– Nồi, chảo, xoong làm bằng kim loại đã hỏng.
– Báo, tạp chí, sách vở, bảng biến.
Theo quy định tại Điều 235 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; khối lượng rác thải đạt đến mức 3.000 kg đối với rác thải thuộc phụ lục A Công ước Stockholm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.