Trong một số trường hợp vi phạm pháp luật, bạn sẽ bị xử phạt hành chính. Khi này, bạn phải thực hiện nộp phạt theo quy định. Vậy không nộp phạt vi phạm hành chính xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020
- Thông tư 153/2013/TT-BTC
- Thông tư 105/2014/TT-BTC
Nội dung tư vấn
Không nộp phạt hành chính có sao không?
Hậu quả khi không nộp phạt hành chính
Theo Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
Như vậy, thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông là 10 ngày, sau thời hạn này được tính là quá thời hạn nộp phạt.
Do đó, nếu không nộp phạt vi phạm hành chính, bạn sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và phải chịu thêm tiền chậm nộp phạt.
Các biện pháp cưỡng chế
- Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập
- Khấu trừ tiền từ tài khoản
- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá
- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản
- Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả
Cách tính tiền chậm nộp phạt
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC như sau:
“Điều 5. Thủ tục thu tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Quá thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức chưa nộp tiền phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính chậm nộp tiền phạt trong thời hạn cá nhân vi phạm hành chính được hoãn thi hành quyết định xử phạt theo quy định của pháp luật.
Số ngày chậm nộp tiền phạt bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo chế độ quy định và được tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp tiền phạt, thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt đến trước ngày cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nộp tiền vào Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt.”
Theo quy định Khoản 4 Điều 1 Thông tư 105/2014/TT-BTC như sau:
4. Bổ sung khoản 2a sau khoản 2 Điều 5 như sau:
“2a. Cách xác định thời gian để tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt như sau:
đ) Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình không nộp tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt, thì các đơn vị Kho bạc Nhà nước nơi thu phạt hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc Nhà nước ủy nhiệm thu phạt thu tiền nộp phạt vi phạm hành chính trên quyết định xử phạt; đồng thời, vẫn tính tiền nộp chậm thi hành quyết định xử phạt và ghi rõ trên biên lai thu phạt số tiền chậm nộp tính đến ngày nộp tiền mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt chưa nộp”.
Không nộp phạt vi phạm hành chính có bị giam giữ không?
Không nộp phạt vi phạm hành chính có bị giam giữ không? hay Không nộp phạt vi phạm hành chính có bị bắt không? là câu hỏi mà nhiều người quan tâm.
“Giam giữ”, “Bắt” là các từ ngữ được dùng trong vấn đề hình sự. Do đó các bạn chỉ bị “giam giữ”, “Bắt” khi thực hiện các hành vi có dấu hiệu hình sự, tội phạm (xâm phạm các mối quan hệ mà luật hình sự bảo vệ: tính mạng, sức khỏe, tài sản… và được quy định trong bộ luật hình sự). Bộ luật hình sự 2015 không quy định tội danh “không nộp phạt vi phạm hành chính” và bản thân vi phạm hành chính là hành vi không có dấu hiệu tội phạm.
Vậy nên, không nộp phạt vi phạm hành chính không bị giam giữ; các bạn sẽ phải chịu các biện pháp cưỡng chế và tiền chậm nộp phạt.
Nộp phạt vi phạm hành chính ở đâu?
Các bạn có thể chọn 1 trong các cách nộp phạt vi phạm hành chính sau:
- Nộp online (đối với quy định xử phạt vi phạm giao thông) thông qua website Cổng dịch vụ Công quốc gia https://dichvucong.gov.vn/.
- Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong quyết định xử phạt;
- Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt;
- Nộp phạt trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt (Đối với trường hợp tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn và Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản)
Có thể bạn quan tâm:
- Nộp phạt vi phạm giao thông muộn có bị tính lãi không?
- Vi phạm giao thông có thể bị phạt đến 75 triệu đồng từ năm 2022?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Không nộp phạt vi phạm hành chính xử lý như thế nào?. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn, dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính và đối chiếu với quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông bao gồm:
– Cảnh cáo.
– Phạt tiền.
– Tước giấy phép; chứng chỉ hành nghề có thời hạn/đình chỉ hoạt động có thời hạn.
– Tịch thu tang vật; phương tiện vi phạm hành chính.
– Phạt nóng khi vi phạm giao thông: là hình thức phạt ngay sau khi vi phạm giao thông; bạn bị CSGT phát hiện vi phạm và được lập biên bản tại nơi vi phạm.
– Phạt nguội khi vi phạm giao thông: là hình thức phạt sau hay nói chính xác là không bị phạt ngay lúc mà chờ đến một thời gian sau mới thực thi hình phạt.
Điểm k, Khoản 1, Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy khi thực hiện hành vi vi phạm: “Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 (ba) xe trở lên”.
Như vậy, đi xe gắn máy dàn hàng ngang 02 xe sẽ không bị xử phạt.