“Xin chào luật sư. Tôi có một vấn đề muốn luật sư giúp đỡ. Việc tôi Không nộp báo cáo thống kê có bị phạt không? Hình thức xử phạt đối với vi phạm quy định về thời hạn báo cáo thống kê, báo cáo tài chính hiện nay như thế nào? Rất mong được luật sư hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Không nộp báo cáo thống kê có bị phạt không?
Hình thức xử phạt đối với vi phạm quy định về thời hạn báo cáo thống kê, báo cáo tài chính được quy định tại Điều 7 Nghị định 95/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê. Theo đó những hành vi vi phạm quy định về thời hạn báo cáo thống kê, báo cáo tài chính sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể như sau:
Đối với hành vi nộp báo cáo thống kê, báo cáo tài chính chậm:
– Hình thức xử phạt cảnh cáo: Áp dụng hình thức cảnh cáo đối với hành vi nộp báo cáo chậm so với chế độ quy định dưới 05 ngày đối với báo cáo thống kê tháng; dưới 10 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, 9 tháng; dưới 15 ngày đối với báo cáo thống kế, báo cáo tài chính năm.
– Hình thức phạt tiền:
+ Đối với hành vi nộp báo cáo chậm so với chế độ quy định từ 05 ngày đến dưới 10 ngày đối với báo cáo thống kê tháng; từ 10 ngày đến dưới 15 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, 9 tháng; từ 15 ngày đến dưới 20 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
+ Đối với hành vi nộp báo cáo chậm so với chế độ quy định từ 10 ngày đến 15 ngày đối với báo cáo thống kê tháng; từ 15 ngày đến dưới 20 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, 9 tháng; từ 20 ngày đến dưới 30 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm: Phạt tiền từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
+ Đối với hành vi nộp báo cáo chậm so với chế độ quy định từ 20 ngày đến 30 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, 9 tháng; từ 30 ngày đến 45 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm: Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Đối với hành vi không nộp báo cáo thống kê, báo cáo tài chính:
Hành vi được coi là không báo cáo thống kê, báo cáo tài chính là sau 15 ngày so với chế độ quy định đối với báo cáo thống kê tháng, sau 30 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính quý, 6 tháng, sau 45 ngày đối với báo cáo thống kê, báo cáo tài chính năm mà cá nhân, tổ chức có nghĩa vụ phải gửi báo cáo mà chưa gửi báo cáo thống kê, báo cáo tài chính cho cơ quan thống kê có thẩm quyền.
Đối với hành vi không báo cáo thống kê, báo cáo tài chính: Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Như vậy, cá nhân tổ chức vi phạm quy định về thời hạn nộp báo cáo thống kê, báo cáo tài chính sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền tùy thuộc vào từng trường hợp báo cáo.
Thẩm quyền xử phạt đối với hành vi không lập báo cáo thống kê
Đối với hành vi không lập báo cáo thống kê thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt hành vi này tùy thuộc vào mức độ vi phạm của cá nhân, tổ chức.
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Điều 16 Nghị định 95/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê quy định:
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt đối với các hình thức: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 3.000.000 đồng.
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt đối với các hình thức: phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 15.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định 95/2016/NĐ-CP.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 30.000.000 đồng; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định Nghị định 95/2016/NĐ-CP.
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra và công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê
Điều 17 Nghị định 95/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê quy định về thẩm quyền xử phạt của thanh tra và công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra như sau:
– Thanh tra viên Bộ Kế hoạch và Đầu tư, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thống kê đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo.
– Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Thống kê có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 21.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định Nghị định 95/2016/NĐ-CP.
– Chánh Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 30.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định Nghị định 95/2016/NĐ-CP.
– Trưởng đoàn thanh tra Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền: Phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 15.000.000 đồng; áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định Nghị định 95/2016/NĐ-CP.
Đối với các mức độ của hành vi vi phạm cũng như mức hình phạt đối với các hành vi mà người có thẩm quyền sẽ dựa vào mức hình phạt để xác định thẩm quyền.
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành khác
Điều 18 Nghị định Nghị định 95/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê quy định về thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành khác như sau:
Trong phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước của các bộ được Chính phủ phân công thực hiện các chỉ tiêu thống kê quốc gia gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính; Bộ Tư pháp; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Công Thương; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Y tế; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra viên, Chánh Thanh tra thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, Chánh Thanh tra sở có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.
Như vậy, đối với hành vi không lập báo cáo thống kê, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không lập báo cáo thống kê sẽ phụ thuộc vào mức độ vi phạm và mức xử phạt đối với các hành vi này. Ngoài hình thức xử phạt là phạt tiền thì cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
Có thể bạn quan tâm
- Những loại thuế hộ kinh doanh phải nộp
- Mẫu công văn giải trình chậm nộp báo cáo hiện nay
- Không nộp thông báo báo cáo về hóa đơn gửi cơ quan thuế theo quy định sẽ bị xử phạt gì?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Không nộp báo cáo thống kê có bị phạt không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến trích lục khai tử bản chính; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Báo cáo thống kê là hình thức thu thập thông tin thống kê theo chế độ báo cáo thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Báo cáo thống kê bao gồm báo cáo thống kê cơ sở và báo cáo thống kê tổng hợp.
Báo cáo thống kê được chia thành:
– Báo cáo thống kê Cơ sở;
– Báo cáo thống kê Tổng hợp.
Thời hạn nộp các loại báo cáo theo tháng, theo quý: Nếu doanh nghiệp kê khai theo tháng thì hạn nộp tờ khai thuế và tiền thuế chậm nhất là ngày 20 của tháng sau. Nếu doanh nghiệp kê khai theo quý thì hạn nộp tờ khai thuế và tiền thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau.