Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi hiện đang là kế toán của một công ty tư nhân, vừa qua công ty có tiến hành thanh lý một số tài sản. Tuy nhiên vừa qua tôi sơ ý không lưu trữ hồ sơ về hoạt động quản lý tài sản cũng như hoạt động thanh lý tài sản. Liệu tôi có bị xử phạt hay không? Mong được Luật Sư giải đáp. Xin cảm ơn. Xin chào bạn để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Không lưu trữ hồ sơ về hoạt động quản lý và thanh lý tài sản” sau đây.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm về tài sản
Tài sản – với tư cách là khách thể của quan hệ sở hữu – đã được Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 xác định như sau:
“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.
Vật chính là đối tượng của thế giới vật chất theo nghĩa rộng bao gồm cả động vật,; thực vật và mọi vật khác vói ý nghĩa vật lí ở mọi trạng thái (rắn, lỏng, khí).
Với ý nghĩa là một phạm trù pháp lí, vật là bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được một nhu cầu nào đó (vật chất) của con người. Tuy nhiên, không phải bất cứ bộ phận nào của thế giới vật chất đều được coi là vật. Vì vậy, có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này; thì được coi là vật nhưng ở dạng khác lại không được coi là vật.
Không lưu trữ hồ sơ về hoạt động quản lý và thanh lý tài sản
Căn cứ khoản 2 Điều 79 Nghị định 82/2020/NĐ-CP
Điều 79. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cho người khác sử dụng chứng chỉ hành nghề quản tài viên để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
b) Sử dụng chứng chỉ hành nghề quản tài viên của người khác để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
c) Thực hiện hoạt động quản lý; thanh lý tài sản trong trường hợp là người có liên quan với doanh nghiệp; hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp khi có căn cứ cho rằng thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản; cơ quan thi hành án dân sự có yêu cầu trái với quy định của pháp luật; nguyên tắc hành nghề quản lý; thanh lý tài sản hoặc không phù hợp với quy tắc đạo đức nghề nghiệp quản tài viên;
d) Thành lập hoặc tham gia thành lập từ 02 doanh nghiệp quản lý; thanh lý tài sản trở lên tại cùng một thời điểm;
…
h) Không lưu trữ hồ sơ về hoạt động quản lý, thanh lý tài sản.
Như vậy, theo quy định trên thì hành vi không lưu trữ hồ sơ về hoạt động quản lý; thanh lý tài sản sẽ bị xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Quy định về thanh lý tài sản cố định
Theo điểm 3.2.2, điều 35 thông tư 200/2014/TT-BTC có quy định, tài sản cố định thanh lý là những tài sản như sau:
– TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được;
– TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.
Doanh nghiệp tự quyết định việc thanh lý tài sản cố định; bao gồm cả thanh lý tài sản cố định chưa khấu hao hết hay đã khấu hao hết. Hoạt động thanh lý tài sản cố định phải có “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định.
Quy trình thanh lý tài sản cố định
Trong phần này, Luật Sư X sẽ hướng dẫn bạn đồng thời các bước cần thực hiện trong quy trình thanh lý; và hồ sơ thanh lý tài sản cố định đi kèm từng bước mà kế toán phải chuẩn bị.
Bước 1: Đề nghị thanh lý tài sản cố định
Bước 2: Quyết định thanh lý tài sản
Thủ trưởng đơn vị quyết định thanh lý tài sản cố định và thành lập hội đồng kiểm kê; đánh giá lại tài sản.
Bước 3: Thành lập hội đồng thanh lý TSCĐ
Hội đồng thanh lý tài sản kiểm tra, đánh giá lại tài sản; và có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài sản. Thành phần Hội đồng thanh lý tài sản gồm:
+Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch Hội đồng;
+ Kế toán trưởng, kế toán tài sản;
+ Trưởng (hoặc phó) bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản;
+ Đại diện đơn vị trực tiếp quản lý tài sản thanh lý;
+ Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý;
+ Đại diện đoàn thể: Công đoàn, Thanh tra Nhân dân (nếu cần).
Bước 4: Tiến hành thanh lý TSCĐ
Tùy vào điều kiện và đặc điểm của TSCĐ mà Hội đồng thanh lý TSCĐ trình người đứng đầu doanh nghiệp quyết định hình thức xử lý TSCĐ như bán tài sản, hủy tài sản.
Bước 5: Tổng hợp, xử lý kết quả thanh lý tài sản của đơn vị.
Hội đồng thanh lý tài sản tiến hành lập Biên bản thanh lý tài sản cố định; sau đó bộ phận kế toán ghi giảm tài sản; và giá trị tài sản theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Đối với các TSCĐ là kết cấu hạ tầng; có giá trị lớn do Nhà nước đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước giao cho các tổ chức kinh tế quản lý; khai thác, sử dụng khi thanh lý phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước; và được hạch toán giảm vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề: “Không lưu trữ hồ sơ về hoạt động quản lý và thanh lý tài sản“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Lệ phí làm hộ chiếu gắn chip là bao nhiêu?
- Gia hạn hộ chiếu có mất phí hay không?
- Có được cấp hộ chiếu lần đầu ở nơi tạm trú không?
- Có được mang hộ chiếu đi cầm cố không?
Câu hỏi thường gặp
Một là, để được cấp chứng chỉ hành nghề Quản tài viên thì cá nhân đó phải là Luật sư, Kiểm toán viên, người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo.
Thứ hai, Các loại doanh nghiệp được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết phá sản thuộc hai loại hình sau đây là công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân
Thanh lý được hiểu là quá trình bán hết tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình cho các chủ thể có quyền, trong một số trường hợp, thanh lý cũng được hiểu là xử lý tài sản trong trường hợp không có nhu cầu sử dụng.
Ví dụ: Không khí trong tự nhiên, nước suối, nước sông, nước biển… không được coi là vật. Nhưng nếu các vật này được đóng vào bình nước hay được làm nóng, làm lạnh… lại được coi là vật.
Như vậy, ngoài yếu tố đáp ứng được nhu cầu của con người, vật với tư cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và trở thành đối tượng của các giao dịch dân sự.