Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian được tính hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Vậy khi đi làm ở nhiều nơi, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó có được cộng dồn? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn kiến thức về không lãnh bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn hay không? Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn
Căn cứ pháp lý
Không lãnh bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn?
Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chế độ mà hầu hết người lao động tham gia bảo hiểm bắt buộc tại công ty đều quan tâm. Theo đó, khoản bảo hiểm thất nghiệp chính là một chế độ để bù đắp một phần nào đó cho thu nhập của chính người lao động cần có để có thể thực hiện công việc tùy thuộc vào bậc trình độ cũng như kỹ năng của từng nghề. Vậy bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không? Mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết
Bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn không?
Câu trả lời là có.
Cộng dồn bảo hiểm thất nghiệp là việc mà người lao động đã đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp sau đó vì một số trường hợp phát sinh như chưa hưởng xong trợ cấp thất nghiệp mà có việc làm mới, chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, chưa có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp,… mà thời gian chưa hưởng đó sẽ được tính cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo.
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại điều 45 Luật việc làm 2013, cụ thể như sau:
Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1.Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2.Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
3.Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.
Mà hiện nay, việc cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tự động cộng dồn lại cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo. Theo đó, việc cộng dồn sẽ được tính như quy định tại khoản 1 điều 45 Luật Việc làm 2013.
Không lãnh bảo hiểm thất nghiệp có bị mất không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“6. Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc sau thời hạn nêu trên, tổ chức bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản với trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Thông báo về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức bảo hiểm xã hội, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định”.
Có thể thấy sau thời hạn 3 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp và không thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng theo quy định.
Kết luận: Bảo hiểm thất nghiệp không lấy sẽ không mất bởi sau 3 tháng mà người lao động không nộp hồ sơ để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được bảo lưu để tính vào lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo chứ không bị mất đi.
Mời bạn xem thêm bài viết
- 03 khoản tiền người lao động được nhận dịp Tết 2022
- Doanh nghiệp có bị phạt khi đăng tin chỉ tuyển nam không tuyển nữ?
- Phân biệt trong tuyển dụng lao động bị xử lý thế nào?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Không lãnh bảo hiểm thất nghiệp có được cộng dồn“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự, đăng ký mã số thuế cá nhân, thủ tục tạm dừng công ty…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.