Hóa đơn là chứng từ hợp lệ do người bán lập ra để ghi thông tin về việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Hủy hóa đơn là một trong những nghiệp vụ cơ bản kế toán cần biết để có thể chuẩn bị sẵn sàng phương án xử lý nếu hóa đơn có lỗi và cần hủy. Vậy hành vi không hủy, không tiêu hủy hóa đơn sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật? Mời quý độc giả quan tâm theo dõi bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 125/2020/NĐ-CP
Thông tư 39/2014/TT-BTC
Các trường hợp cần tiêu hủy hóa đơn
a) Tiêu hủy hóa đơn, chứng từ đã thông báo phát hành nhưng chưa lập và không dùng nữa (Ví dụ: Đổi trụ sở doanh nghiệp dẫn đến thông tin trên hóa đơn thay đổi. Doanh nghiệp muốn tiêu hủy những hóa đơn có địa chỉ cũ để thông báo phát hành hóa đơn khác theo địa chỉ mới…)
- Thay đổi địa điểm kinh doanh làm thay đổi cơ quan quản lý thuế trực tiếp và doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dung hết;
- Được cơ quan thuế chấp thuận ngưng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế);
- Phát hành loại hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã thông báo phát hành mà chưa sử dụng hết;
- Không tiếp tục sử dụng hóa đơn đã mua từ cơ quan thuế;
- Hóa đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa.
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản, bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập được cơ quan thuế chấp thuận đóng mã số thuế, đã thông báo không tiếp tục sử dụng hóa đơn thì thực hiện thủ tục hủy hóa đơn.
Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là ba mươi (30) ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế. Trường hợp cơ quan thuế đã thông báo hóa đơn hết giá trị sử dụng (trừ trường hợp thông báo do thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế), doanh nghiệp phải hủy hóa đơn, thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là mười (10) ngày kể từ ngày cơ quan thuế thông báo hết giá trị sử dụng hoặc từ ngày tìm lại được hóa đơn đã mất.
b) Tiêu hủy hóa đơn, chứng từ do đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của Luật Kế toán.
Hồ sơ hủy hóa đơn
– Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn;
– Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);
– Biên bản hủy hóa đơn;
– Thông báo kết quả hủy hóa đơn (theo mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC). Trong thông báo phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy.
Hồ sơ hủy hóa đơn này sẽ được lưu tại doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ phải gửi Thông báo kết quả hủy hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện hủy hóa đơn để hoàn thành thủ tục hủy hóa đơn theo quy định.
Hướng dẫn lập thông báo kết quả hủy hóa đơn
Bạn có thể lập thông báo này trên phần mềm hỗ trợ kê khai thuế hoặc kê khai trực tuyến trên trang thuedientu.gdt.gov.vn. Dưới đây hướng dẫn bạn kê trên HTKK.
Bạn truy cập vào phần mềm HTKK => Hóa đơn => Thông báo kết quả hủy hóa đơn => Xuất hiện màn hình thông báo và bạn kê khai tương tự như dưới đây:
Không hủy, không tiêu hủy hóa đơn theo quy định của pháp luật bị xử phạt như thế nào?
Đây là nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19/10/2020 về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Phạt từ 04-08 triệu đồng được áp dụng với một trong các hành vi sau:
Hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định.
– Không hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định của pháp luật.
– Không hủy hóa đơn điện tử khi lập sai sót sau khi quá thời hạn cơ quan thuế thông báo cho người bán về việc kiểm tra sai, sót.
– Không hủy hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn sử dụng theo quy định.
– Hủy, tiêu hủy hóa đơn không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
– Tiêu hủy hóa đơn không đúng các trường hợp phải tiêu hủy theo quy định.
Ngoài ra, cũng với hành vi vi phạm quy định về hủy, tiêu hủy hóa đơn còn có những mức phạt như sau:
Phạt cảnh cáo đối với hành vi hủy, tiêu hủy hóa đơn quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn phải hủy, tiêu hủy hóa đơn theo quy định mà có tình tiết giảm nhẹ.
Phạt từ 02-04 triệu đồng đối với một trong các hành vi như hủy không đúng quy định các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, hóa đơn không còn giá trị sử dụng, không hủy các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng; không hủy hóa đơn mua của cơ quan thuế đã hết hạn sử dụng…
Nội dung | Cơ sở pháp lý | |
Mô tả hành vi | Không hủy, không tiêu hủy hóa đơn theo quy định của pháp luật | Đã biết |
Hình thức xử phạt | Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng | Đã biết |
Biện pháp bổ sung | ||
Biện pháp khắc phục | Buộc hủy, tiêu hủy hóa đơn | Đã biết |
Thẩm quyền | Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý Cục trưởng Cục Thuế trong phạm vi địa bàn quản lý Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh Chánh thanh tra Sở Tài chính Trưởng đoàn thanh tra Cục Thuế Trưởng đoàn thanh tra Tổng cục Thuế thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Chánh thanh tra Bộ Tài chính | Đã biết Đã biết Đã biết |
Lưu ý | – Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân | Đã biết |
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thế nào là sử dụng hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng?
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ giả bị xử lý như thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị cấp hóa đơn lẻ mới
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Không hủy không tiêu hủy hóa đơn theo quy định của pháp luật”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, Xin giấy phép bay Flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất dịch vụ bảo hộ logo công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
a) Tiêu hủy hóa đơn, chứng từ điện tử là biện pháp làm cho hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử không còn tồn tại trên hệ thống thông tin, không thể truy cập và tham chiếu đến thông tin chứa trong hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử.
b) Tiêu hủy hóa đơn, chứng từ giấy là việc sử dụng biện pháp đốt cháy, cắt, xé nhỏ hoặc hình thức tiêu hủy khác, đảm bảo hóa đơn, chứng từ đã tiêu hủy sẽ không thể sử dụng lại các thông tin, số liệu trên đó. (Hóa đơn giấy là hóa đơn đặt in, tự in hoặc hóa đơn mua theo quyển của cơ quan thuế)
Khoản 2, Điều 29 của Thông tư 39/2014/TT-BTC như sau:
Khi in sai, in trùng, in thừa hoặc in hỏng các hóa đơn đặt in, đều phải hủy bỏ trước khi thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn;
Các tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân có hóa đơn nếu không tiếp tục sử dụng thì phải hủy hóa đơn.
Ngoài ra, lý do cần hủy hóa đơn còn là hóa đơn đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định của pháp luật kế toán, mà không có quy định nào khác sẽ phải tiêu hủy. (quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP)