Xin chào Luật sư X, không gương chiếu hậu khi tham gia lưu thông là một trong những hành vi bị cấm trong các quy định giao thông đường bộ cụ thể là Nghị định 100/20109/NĐ-CP và Luật giao thông đường bộ năm 2008. Mới đây tôi nghe nói đã có Nghị định 123/2021/NĐ-CP đã thay thế một số quy định về xử phạt tội không gương chiếu hậu của quy định cũ không biết có đúng không? Cụ thể quy định về xử phạt không gương chiếu hậu theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP ra sao? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Vai trò của gương chiếu hậu khi tham gia lưu thông đường bộ
Trong tham gia giao thông nói riêng hay tất cả các hoạt động, việc có tầm nhìn rộng, góc nhìn bao quát và có thể quan sát được nhiều hướng chính là mang lại an toàn và những quyết định hợp lý. Quan sát từ phía sau sẽ giúp người lái biết được có xe vượt, qua đó nhường đường an toàn, tránh bị bất ngờ khi có xe vượt lên. Nhiệm vụ duy nhất của gương chiếu hậu là giúp người lái quan sát từ phía sau.
Ví dụ như khi bạn giảm tốc độ từ xa để dừng đèn đỏ, gặp sự cố hoặc để bảo đảm an toàn khi qua giao lộ, nhưng xe phía sau không muốn dừng và vẫn tiếp tục giữ tốc độ. Và khi bạn phanh để giảm tốc độ và dừng thì xe sau không kịp xử lý tốc độ, và va chạm, tai nạn xảy ra. Nếu có gương chiếu hậu, bạn sẽ biết được xe phía sau đang đi với tốc độ nhanh hơn mình, và đang có xu hướng không giảm tốc độ để qua đó nhường cho xe sau, tránh được va chạm và bảo đảm an toàn.
Trường hợp khi bạn chuyển hướng hoặc quay đầu, nếu không có gương chiếu hậu, bạn sẽ phải quay người lại phía sau quan sát, lúc này phía trước mặt bạn sẽ là điểm mù. Còn nếu có gương chiếu hậu, tất nhiên bạn chỉ cần liếc qua là biết có chướng ngại hoặc có ai đang đi sau phía mình định chuyển hướng không.
Nếu bạn không quan sát được phía sau, tất nhiên tai nạn sẽ xảy ra và bạn sẽ là người hứng chịu toàn bộ thiệt hại, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng, cho dù bạn đi đúng luật. Nếu có gương chiếu hậu, bạn đã có thể quan sát được chuyển động của chiếc xe, phản ứng của những xe phía sau và tránh sang một bên.
Bên cạnh đó ngoài tác dụng đảm bảo TTATGT có gương chiếu hậu cũng khiến những tên cướp giật phải dè chừng. Phần lớn những vụ giật túi, thường là do người bị hại không cẩn thận, đeo túi một bên vai, đặt túi ở phía trước xe mà không móc dây túi cẩn thận, hoặc ngồi phía sau xe và đặt túi ở giữa, không cầm dây và móc quai chắc chắn. Một điểm đáng lưu ý, những tên cướp giật thường rình mò phía sau một thời gian, quan sát rất kĩ rồi mới hành động. Nếu bạn có gương chiếu hậu, bạn có thể biết được có xe theo sau mình. Thậm chí, cho dù bạn không hề nhìn vào gương chiếu hậu, những tên cướp giật cũng chột dạ và không dám manh động bởi chúng luôn có cảm giác bị theo dõi qua gương chiếu hậu.
Không gương chiếu hậu Nghị định 123/2021/NĐ-CP
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 53, điểm e khoản 1 Điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định
Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới
1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.
Với ô tô:
Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này;
Với xe máy:
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm đ Khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định như sau
“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;
c) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng;
d) Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe;
đ) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;
e) Điều khiển xe không có đèn chiếu sáng gần, xa hoặc có nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế;
g) Điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật;
h) Điều khiển xe lắp đèn chiếu sáng về phía sau xe.”
Như vậy, đối với trường hợp xe máy tham gia giao thông không có gương chiếu hậu bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm đ Khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Trường hợp có đủ gương chiếu hậu nhưng vẫn bị xử phạt?
Đó là trường hợp xe máy có đầy đủ gương nhưng gương không cố tác dụng.
Ở góc độ thông thường, có thể hiểu gương xe máy không có tác dụng là gương không giúp lái xe quan sát được phía sau.
Dưới góc độ pháp lý, gương xe máy không có tác dụng là gương không đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, kích thước, hệ số phản xạ, bề mặt phản xạ, độ bền va chạm… được quy định tại QCVN 28:2010/BGTVT.
Để xác định được gương có tác dụng hay không, ngoài việc kiểm tra kỹ thuật theo quy chuẩn, trước hết có thể quan sát bằng mắt thường. Gương phải có tác dụng phản xạ và phải điều chỉnh được vùng quan sát. Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69 cm2. Trong trường hợp gương cầu, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94 mm và không được lớn hơn 150 mm. Bề mặt phản xạ của gương phải có dạng hình cầu lồi.…
Cách tốt nhất để không bị xử phạt lỗi gương xe máy không có tác dụng là giữ gương nguyên bản theo xe như lúc mới mua hoặc khi có hỏng hóc cần thay gương giống như cũ.
Việc sử dụng gương chiếu hậu đúng chuẩn giúp lái xe quan sát được phía sau, nhanh chóng phản xạ khi có các tình huống bất ngờ xảy ra, tránh va chạm giao thông, bảo vệ bản thân và các phương tiện giao thông khác.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu hợp đồng thuê nhà có công chứng mới 2022
- Hợp đồng thuê nhà viết tay có giá trị không?
- Người nước ngoài chuyển nhượng căn hộ cho người Việt Nam như thế nào?
- Người nước ngoài chuyển nhượng căn hộ cho người nước ngoài như thế nào?
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Không gương chiếu hậu Nghị định 123/2021/NĐ-CP“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định trích lục cải chính hộ tịch; lấy giấy chứng nhận độc thân; trích lục bản án ly hôn online;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo Nghị Định 100/2009/NĐ-CP, lỗi không gương sẽ không bị giữ xe mà chỉ bị phạt tiền. Đồng thời không bị áp dụng những hình thức xử phạt khác: Tịch thu phương tiện, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe,… Nhưng trong một số trường hợp, CSGT vẫn có quyền tạm giữ xe với lỗi không gương vì lý do khác. Trường hợp tạm giữ xe thường là CSGT nghi ngờ phương tiện bạn đang điều khiển vi phạm và lập biên bản tạm giữ để xác minh thêm. Vì vậy các bạn hãy trang bị cho mình kiến thức tốt để có cách xử lý phù hợp nếu gặp lỗi không gương khi tham gia giao thông.
Để không bị xử phạt lỗi không gương hay có gương vẫn bị xử phạt, thì chủ sở hữu hãy giữ gương nguyên bản theo xe lúc ban đầu. Nếu gương ban đầu bị vỡ thì nên thay thế bằng chiếc gương mới giống với mẫu gương nguyên bản ban đầu, giúp người điều khiển phương tiện dễ dàng quan sát được phía sau, tránh được những sự cố giao thông bất ngờ lại đảm bảo an toàn cho bản thân và những người tham gia giao thông khác.
Gương chiếu hậu là bộ phận được thiết kế trên xe dùng để quan sát phía sau. Vì vậy, cả ô tô và xe máy đều phải đáp ứng được yêu cầu này mới được lưu thông trên đường.
Điều đặc biệt giữa ô tô và xe máy, khi ô tô yêu cầu phải có đủ gương chiếu hậu ở cả hai bên thì xe máy chỉ cần có gương bên trái. Tuy nhiên, gương trái được trang bị phải đủ tiêu chuẩn.