Giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định của Tòa án là một việc mà các cơ quan thi hành án thường xuyên gặp phải. Đặc biệt hiện nay khi các vụ việc ly hôn phát sinh ngày càng nhiều; dẫn đến Chấp hành viên thường gặp rất nhiều khó khăn khi thi hành các vụ việc này. Vậy không giao con sau ly hôn có bị xử lý gì không. Bài viết dưới đây Luật sư X xin giới thiệu tới bạn đọc về Không giao con sau ly hôn có thể bị đề nghị xử hình sự không?.
Cơ sở pháp lý
- Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
- Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014
- Nghị định 82/2020/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Không giao con sau ly hôn có thể bị đề nghị xử hình sự không?
Cưỡng chế hành vi không chấp hành thi hành quyết định của Tòa án về việc giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi
Việc cưỡng chế thi hành án vấn đề này gặp rất nhiều khó khăn; do đối tượng thi hành án là con người. Khi thực hiện cưỡng chế thi hành án giao con gặp phải sự cản trở từ phía gia đình. Có nhiều trường hợp đối phương đem con đi bỏ trốn không xác định được địa chỉ;…. dẫn đến việc thi hành án hết sức khó khăn.
Điều 120 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi năm 2014 quy định như sau:
1. Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị – xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.
2.Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.”
Căn cứ theo quy định tại điều luật trên thì trong trường hợp người phải thi hành án; hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Tuy nhiên khi áp dụng quy định về xử lý vi phạm hành chính; thì chấp hành viên lại gặp phải khó khăn.
Xử phạt hành chính hành vi không giao con cho người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Theo khoản 1 điều 165 Luật thi hành án quy định việc xử lý vi phạm như sau:
Người phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định; không tự nguyện thi hành các quyết định về thi hành án thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định:
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thực hiện công việc phải làm theo bản án, quyết định;
b) Không chấm dứt thực hiện công việc không được làm theo bản án, quyết định;
c) Trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án;
d) Cung cấp chứng cứ sai sự thật cho cơ quan thi hành án dân sự.
Như vậy, hành vi không thực hiện việc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định Cục trưởng Cục Thi hành án Dân sự cấp tỉnh. Trong trường hợp người phải thi hành án không thực hiện giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định, chấp hành viên phải chuyển hồ sơ để đề nghị Cục trưởng Cục Thi hành án Dân sự cấp tỉnh ra quyết định xử phạt hành chính.
Xử lý trách nhiệm hình sự hành vi không giao con cho người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Hành vi không giao con cho người trực tiếp nuôi con sau ly hôn; có thể cấu thành Tội không chấp hành án; theo quy định tại điều 380 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Điều 380. Tội không chấp hành án
1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;
b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
c) Tẩu tán tài sản.
3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Tội này chỉ được cấu thành khi ngoài hành vi cố ý không chấp hành thi hành quyết định của Tòa án về việc giải quyết tranh chấp giành quyền nuôi con sau ly hôn; thì còn phải kèm theo điều kiện người không chấp hành đã bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế cần thiết theo đúng quy định của pháp luật như: phối hợp với chính quyền địa phương; tổ chức chính trị – xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án, cưỡng chế thi hành án, xử phạt hành chính, …. mà vẫn không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Không giao con sau ly hôn có thể bị đề nghị xử hình sự không?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Đơn khởi kiệ yêu cầu giải quyết quyền nuôi con.
– Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân (bản sao có chứng thực).
– Bản sao giấy khai sinh của con.
– Các tài liệu chứng minh về khả năng kinh tế để đảm bảo giành quyền nuôi con.
Điều kiện thay đổi quyền nuôi con là:
– Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con.
– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: Người trực tiếp nuôi con không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.