“ Chào Luật sư; Em đi đường quên không gạt chân chống nên bị CSGT lập biên bản. Luật sư cho em hỏi Không gạt chân chống xe bị xử phạt như thế nào? Lỗi không gạt chân chống bị phạt bao nhiêu tiền? Em cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với vấn đề này Luật sư X xin được tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Xe máy là phương tiện phổ biến và nhiều nhất của nước ta hiện nay. Với nhiều giá cả khác nhau, phù hợp với tài chính của mỗi người; đây là phương tiện rất tiện lợi, hữu ích cho việc di chuyển, sinh hoạt. Tuy nhiên, trong quá trình điều khiển phương tiện; đôi khi chúng ta vẫn quên không gạt chân chống để chân chống quệt xuống đường, gây nguy hiểm cho bản thân và gây tai nạn cho những người tham gia giao thông khác.
Quẹt chân chống xuống đường là hành vi bị nghiêm cấm
Điều 8 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định những hành vi nghiêm cấm khi tham gia giao thông, trong đó:
1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Quẹt chân chống được coi là hành vi phá hoại đường, cầu giao thông
Không gạt chân chống xe bị xử phạt như thế nào?
Xử phạt hành chính
Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện); các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy.
Hình phạt bổ sung
Căn cứ điểm c khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện.Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng
Thời hạn bị tước giấy phép lái xe
Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; hoặc thời hạn đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này; là mức trung bình của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức tối thiểu của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động; nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động là mức tối đa của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động.
Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe
Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt như sau:
a) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ được giấy phép, chứng chỉ hành nghề; của cá nhân, tổ chức vi phạm; thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;
b) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ được giấy phép; chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm; thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; theo quy định đối với hành vi vi phạm. Trong nội dung quyết định xử phạt; phải ghi rõ thời điểm bắt đầu tính hiệu lực thi hành; của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề; cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;
c) Khi tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm b khoản này và khi trả giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm a, điểm b khoản này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.
Bị tước bằng lái xe mà vẫn chạy xe bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính như sau:
4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề”.
Dẫn chiếu quy định tại Khoản 5 và Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
7. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên vi phạm một trong các hành vi sau đây:
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;”
Nếu điều khiển xe trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe; sẽ bị xử phạt với lỗi không có giấy phép lái xe khi tham gia giao thông chứ không phải xử phạt với lỗi không mang giấy phép lái xe. Cụ thể như sau:
- Nếu điều khiển xe có dung tích xi lanh dưới 175 cm3; thì sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
- Nếu điều khiển xe có dung tích xi lanh trên 175 cm3; thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Giải quyết tình huống
Như vậy, với lỗi không gạt chân chống khi đang chạy xe; bạn sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài việc bị phạt tiền thì theo như quy định này bạn sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Chở thú cưng đi xe máy bị xử phạt như thế nào theo quy định?
- Mua bán biển số xe máy ô tô bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
- Hành vi đốt xe máy của bạn nhậu bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Không gạt chân chống xe bị xử phạt như thế nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư giao thông… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển.
Theo Điểm i Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm:
“Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ; “
Như vậy, người vi phạm sẽ bị xử phạt từ 200 -300 nghìn đồng.
Đối với tội môi giới mại dâm, theo quy định của Bộ luật hình sự, mức phạt tù thấp nhất mà người phạm tội có thể bị áp dụng là 03 năm; mức phạt tù cao nhất là 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền lên đến 50 triệu đồng.