Khi giao kết hợp đồng lao động với người lao động; thì doanh nghiệp bắt buộc phải tham gia Bảo hiểm xã hội cho người lao động. Tuy nhiên hiện nay có nhiều doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động; mà doanh nghiệp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Vậy không đóng bảo hiểm xã hội sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào. Luật sư X xin đưa cho các bạn những nội dung được chia sẻ ngay dưới đây!
Câu hỏi:
Chào Luật sư X; tôi có một câu hỏi thắc mắc như sau:
“Tôi mới ký hợp đồng lao động một năm với công ty nội thất; cùng thoả thuận không đóng bảo hiểm xã hội. Chúng tôi làm vậy có phù hợp với quy định của pháp luật không? Rất mong được luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Nội dung tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luật sư X. Sau quá trình tìm hiểu và phân tích; Luật sư X xin giải đáp thắc mắc về vấn đề của bạn như sau:
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật Lao động 2013.
- Luật bảo hiểm xã hội 2014.
- Nghị định số 28/2020/NĐ-CP.
Những quy định chung về bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là gì?
BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Nhà nước. BHXH đảm bảo thay thế hoặc chia sẻ rủi ro từ các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động khi họ mất khả năng làm việc. Người tham gia BHXH sẽ được hưởng quyền lợi khi bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn giao thông, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.
Sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Sổ BHXH là căn cứ để giải quyết chế độ BHXH cho người tham gia theo quy định của pháp luật. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng BHXH. Mỗi cá nhân sẽ có một số sổ BHXH duy nhất, cũng là mã định danh ghi nhận quá trình tham gia các loại bảo hiểm và các chế độ, chính sách được hưởng trọn đời. Người tham gia bảo hiểm chỉ cần cung cấp mã số này sẽ được hưởng các chế độ của BHXH trên toàn quốc.
Phân loại bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội bao gồm 2 loại là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Là BHXH do Nhà nước tổ chức và bắt buộc người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. BHXH bắt buộc bao gồm các chế độ: thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tuổi tuất.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn phương thức và mức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Nhà nước có chính sách hỗ trợ người tham gia đóng tiền BHXH để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Thoả thuận không đóng bảo hiểm xã hội được không?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 Bộ luật Lao động 2013:
Điều 22. Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
Vậy nên, ở vấn đề trên thì việc ký hợp đồng lao động một năm với công ty nội thất là hợp đồng lao động xác định thười hạn.
Theo điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
Do vậy mà đối tượng đóng BHXH xã hội bắt buộc ở đây trong đó có người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn. Do đó đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn; người lao động bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội.
Theo Điều 19, 21 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; người lao động và người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng BHXH hàng tháng vào quỹ BHXH.
Do vậy thỏa thuận giữa người lao động và công ty trong vấn đề trên là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Việc này có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 38 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP.
Cụ thể:
Người lao đông có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến một triệu đồng. Công ty có thể bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc; nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
Nếu công ty không đóng BHXH bắt buộc cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc; mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; thì công ty có thể bị phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
Bên cạnh đó, công ty còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; buộc truy nộp số tiền BHXH bắt buộc phải đóng.
Đồng thời, công ty sẽ phải nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian không đóng.
Tham khảo: Trình tự thủ tục đình công lao động theo pháp luật Việt Nam.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi chia sẻ về vấn đề “Thoả thuận không đóng bảo hiểm xã hội được không?”
Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!
Nếu còn vấn đề thắc mắc và cần được tư vấn; hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline/zalo: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
BHXH là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Nhà nước. BHXH đảm bảo thay thế hoặc chia sẻ rủi ro từ các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động khi họ mất khả năng làm việc. Người tham gia BHXH sẽ được hưởng quyền lợi khi bị mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn giao thông, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.
Việc này phải phụ thuộc vào điều luật có quy định hay không. Nếu được quy định là những đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội theo luật; cụ thể là theo điều 2 luật bảo hiểm xã hội 2014; thì không được thỏa thuận mà bắt buộc phải đóng.
Việc này có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 38 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP như sau:
Người lao đông có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến một triệu đồng. Công ty có thể bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc; nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
Nếu công ty không đóng BHXH bắt buộc cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc; mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; thì công ty có thể bị phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.