Xin chào Luật sư X. Hiện nay khi tham gia giao thông trên đường tôi thấy rằng rất nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện cũng như chở người ngồi phía sau khi tham gia giao thông nhưng không đội mũ bảo hiểm. Tôi có thắc mắc rằng việc không đội mũ bảo hiểm là vi phạm hành chính phải không? Đồng thời, hiện nay mũ bảo hiểm thời trang được nhiều đồng nghiệp của tôi ưu chuộng và sử dụng, vậy tôi không biết rằng khi sử dụng mũ bảo hiểm thời trang, không đảm bảo an toàn thì có bị xử phạt hay không? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến bạn tư vấn pháp luật của Luật sư X. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Không đội mũ bảo hiểm là vi phạm hành chính phải không?
Đối với phương tiện tham gia giao thông là xe máy, mô tô, xe máy điện,… việc đội mũ bảo hiểm là quy định bắt buộc, hạn chế rủi ro khi xảy ra tai nạn giao thông và bảo vệ người tham gia giao thông.
Luật giao thông đường bộ năm 2008 có quy định: Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
Theo đó, có thể thấy rằng việc không đội mũ bảo hiểm là vi phạm hành chính.
Mũ bảo hiểm đạt chuẩn là mũ như thế nào?
Điều 3 Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT quy định về mũ bảo hiểm như sau:
Mũ bảo hiểm cho người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), xe đạp máy đội khi tham gia giao thông (sau đây viết tắt là mũ bảo hiểm) là mũ có đủ các tính năng sau:
– Có cấu tạo đủ 3 bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo;
– Có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu:
+ Mũ bảo hiểm có kiểu dáng theo hình 1 của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN;
+ Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được thì độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không quá 70 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN;
+ Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ thì độ dài của lưỡi trai cứng tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không được lớn hơn 50 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN;
– Đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2 : 2008/BKHCN ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên hiện nay trên thị trường tràn lan các mũ bảo hiểm thời trang, không đạt chuẩn, không có giá trị bảo vệ người tham gia giao thông khi có tai nạn xảy ra, chủ yếu là để đối phó với cảnh sát giao thông.
Đội mũ bảo hiểm thời trang có bị xử phạt hay không?
Về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính liên quan tới mũ bảo hiểm, Điều 6 và Điều 11 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;
Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện) không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Theo quy định trên, liên quan tới mũ bảo hiểm, người điều khiển, người ngồi trên xe máy sẽ bị xử phạt nếu thực hiện một trong các hành vi sau:
– Người điều khiển xe không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông;
– Người điều khiển xe có đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nhưng cài quai không đúng cách;
– Người được chở trên xe mô tô không đội mũ bảo hiểm;
– Người được chở trên xe mô tô có đội mũ bảo hiểm nhưng cài quai không đúng cách.
Như vậy, việc đội mũ bảo hiểm thời trang không đạt chuẩn không đặt ra quy định xử phạt. Do cây, cảnh sát giao thông xử phạt bạn về lỗi đó là không đúng. Mặc dù chưa có quy định xử phạt nhưng những loại mũ thời trang này, phần lớn đều là những sản phẩm kém chất lượng. Các bộ phận mũ vỏ mũ, lớp chống xung động có cấu tạo không tốt, không đảm bảo được việc bảo vệ sức khỏe, tính mạng của bạn khi va chạm, tai nạn giao thông xảy ra. Vì sự an toàn của bản thân và gia đình bạn, bạn nên lựa chọn các loại mũ bảo hiểm tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có chứng nhận đạt chuẩn và tem mác kiểm định đầy đủ.
Nguyên tắc quản lý chất lượng mũ bảo hiểm là gì?
Theo Điều 4 Thông tư liên tịch 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT, việc quản lý chất lượng mũ bảo hiểm phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Mũ bảo hiểm của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2021/BKHCN, được gắn dấu hợp quy CR trên vỏ mũ và ghi nhãn mũ theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và quy định tại điểm 2.3 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2021/BKHCN.
Dấu hợp quy CR phải được thể hiện một cách rõ ràng, dễ đọc, được in trực tiếp lên mũ bảo hiểm hoặc được dán lên mủ bảo hiểm bằng chất liệu không thấm nước, không thể tẩy xóa, làm mờ dấu hợp quy CR.
– Mũ bảo hiểm chỉ được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2021/BKHCN khi kiểu dáng đáp ứng yêu cầu quy định sau:
+ Mũ bảo hiểm có kiểu dáng theo hình 1 của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2021/BKHCN;
+ Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được thì độ dài của lưỡi trai tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không quá 70 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2021/BKHCN;
+ Trường hợp mũ bảo hiểm có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ thì độ dài của lưỡi trai cứng tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai không được lớn hơn 50 mm và góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2021/BKHCN;
+ Trường hợp mũ bảo hiểm có vành cứng xung quanh thì không được nhô quá 20 mm.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Phạt cảnh cáo vi phạm giao thông trong trường hợp nào?
- Hành vi cản trở giao thông đường sắt bị xử lý như thế nào?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
‘Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Không đội mũ bảo hiểm là vi phạm hành chính phải không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ soạn thảo mẫu tờ khai đăng ký lại giấy khai sinh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Mũ bảo hiểm đạt chuẩn là mũ có cấu tạo đủ 03 bộ phận: Vỏ mũ, đệm bảo vệ bên trong vỏ mũ và quai đeo. Bên cạnh đó, mũ phải được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy; được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định.
Mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội khi có va đập lúc đua xe đạp; đi xe máy, ô tô, cưỡi ngựa… Mũ bảo hiểm còn chỉ đến những loại mũ sắt; mũ cối trong quân đội; các loại mũ bảo vệ người chơi thể thao (bóng bầu dục; bóng chày, khúc côn cầu, trượt tuyết…) hay các loại mũ bảo hộ lao động (xây dựng, khai mỏ…).
Điểm k Khoản 3 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định; xử phạt đối với hành vi:
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
Theo đó trẻ em dưới 6 tuổi khi tham gia giao thông không bắt buộc đội mũ bảo hiểm.