Đăng ký tạm trú là trách nhiệm mà mỗi cá nhân khi đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú phải thực hiện theo quy định của Nhà nước về quản lý cư trú. Trong trường hợp không thực hiện đúng quy định của pháp luật về đăng ký tạm trú, cá nhân có thể bị phạt tiền tùy theo mức độ vi phạm khác nhau mà luật đã quy định. Vậy những trường hợp nào sẽ phải thực hiện việc đăng ký tạm trú? Không đăng ký tạm trú bao lâu thì bị phạt và mức xử phạt sẽ là bao nhiêu?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Không đăng ký tạm trú bao lâu thì bị phạt?
Căn cứ theo Điều 27 Luật cư trú năm 2020, thì công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
- Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.
Tại khoản 3 Điều 28 của Luật này cũng quy định, trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú.
Như vậy, căn cứ theo quy định này, thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú sẽ phải thực hiện việc đăng ký tạm trú và trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú nếu không sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Không đăng ký tạm trú bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, các trường hợp vi phạm về vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú trong đó có đăng ký tạm trú sẽ bị phạt tiền như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
- Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
- Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;
- Mua, bán, thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
- Mượn, cho mượn hoặc sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
- Đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới, đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không làm thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật;
- Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 01 đến 03 người lưu trú;
- Tổ chức kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú;
- Cầm cố, nhận cầm cố sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú;
- Hủy hoại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ, tài liệu về cư trú.
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi;
- Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 04 đến 08 người lưu trú;
- Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú;
- Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.
– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
- Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
- Làm giả, sử dụng sổ hộ khẩu giả, sổ tạm trú giả để đăng ký thường trú, tạm trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác;
- Kinh doanh lưu trú, nhà ở tập thể, cơ sở chữa bệnh, cơ sở lưu trú du lịch và các cơ sở khác có chức năng lưu trú không thực hiện thông báo việc lưu trú từ 09 người lưu trú trở lên;
- Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật;
- Cản trở, không chấp hành việc kiểm tra thường trú, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, căn cứ theo quy định này, đối với trường hợp không thực hiện đúng quy định về đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Cơ quan có thẩm quyền xử phạt trường hợp không đăng ký tạm trú theo quy định
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Luật cư trú năm 2020, cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Theo quy định tại Điều 69 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Công an nhân dân trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội bao gồm các chức danh như sau:
– Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền và thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ đó.
– Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng
– Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh chính trị nội bộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đoàn trưởng.
– Giám đốc Công an cấp tỉnh
– Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự tại cộng đồng, Tư lệnh Cảnh sát cơ động.
- Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định nêu trên và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Như vậy căn cứ theo quy định nêu trên,, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký tạm trú thuộc Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật nhà ở tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Không đăng ký tạm trú bao lâu thì bị phạt”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý về thành lập công ty nhanh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Xác nhận thông tin cư trú có thời hạn bao lâu?
- Hồ sơ đề nghị xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú, quản chế còn lại như thế nào?
- Người Hàn Quốc đã cư trú ở Việt Nam có được mua nhà không?
Câu hỏi thường gặp
Học tập là quyền lợi mà mỗi người được hưởng theo quy định của Luật giáo dục. Việc không đăng ký tạm trú tại nơi ở trọ không làm ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên. Tuy nhiên, đăng ký tạm trú khi sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú là nghĩa vụ và trách nhiệm mà mỗi công dân cần phải thực hiện, đăng ký tạm trú không chỉ giúp cơ quan có thẩm quyền dễ dàng hơn trong việc quản lý dân cư, là cơ sở giúp sinh viên dễ dàng thực hiện các hoạt động có liên quan đến pháp luật và thực hiện thủ tục làm một số giấy tờ cần thiết trong quá trình học tập.
Theo quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì:
“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 việc thông tuyến chỉ thực hiện tại các Bệnh viện tuyến quận (huyện). Cá nhân có thể khám chữa bệnh tại bất kỳ Bệnh viện quận (huyện), bệnh viện đa khoa khu vực hoặc phòng khám đa khoa, trình thẻ BHYT, giấy tờ tùy thân có ảnh của mình thì được giải quyết chế độ BHYT như đúng tuyến.
– Trường hợp đi điều trị ngoại trú tại bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương không trong tình trạng cấp cứu và không có giấy chuyển tuyến của cơ sở khám chữa bệnh ban đầu hoặc các bệnh viện quận (huyện) thì không được thanh toán chi phí khám chữa bệnh.
– Trường hợp điều trị nội trú thì được quỹ BHYT thanh toán 40% chi phí nhân với mức quyền lợi được hưởng nếu có trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh của mình.
Như vậy, không đăng ký tạm trú vẫn sẽ được hưởng BHYT, tuy nhiên, mức hưởng sẽ thấp hơn so với thông thường.