Việc sống thử, tức là sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, có thể mang đến nhiều hệ lụy không mong muốn cho cặp nam nữ trong mối quan hệ này. Một trong những hệ lụy đáng lo ngại là vấn đề pháp lý. Khi không có giấy tờ chứng minh hôn nhân hoặc quan hệ pháp lý, các quyền và trách nhiệm của các bên trong mối quan hệ này có thể không được bảo vệ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Điều này có thể gây khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi tài sản, chia sẻ tài sản khi có sự chia tay hoặc xảy ra tranh chấp pháp lý. Ngoài ra, việc sống thử cũng có thể tạo ra những mâu thuẫn và không thống nhất trong quan hệ gia đình. Vậy trong trường hợp không đăng ký kết hôn ai sẽ được quyền nuôi con? Bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu về quy định này tại bài viết sau nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Giải quyết hậu quả việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Việc sống thử có thể mang lại nhiều hệ lụy không mong muốn cho các cặp nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Việc đăng ký kết hôn và có quyền pháp lý được thừa nhận là một cách để bảo vệ quyền lợi và đảm bảo sự ổn định trong mối quan hệ gia đình. Việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ giải quyết hậu quả như thế nào?
Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:
“Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”
Chưa đăng ký kết hôn – nhiều “hệ lụy” không mong muốn
Trào lưu sống thử đang khiến những cặp nam nữ sống chung như vợ chồng gặp rất nhiều hệ lụy không tốt kèm theo. Trước hết, pháp luật không công nhận quan hệ hôn nhân của hai người bởi theo Điều 9 Luật Hôn nhân và Gia đình có nêu rõ:
Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Nếu không thì không có giá trị pháp lý
Do vậy, việc sống chung không đăng ký kết hôn với cơ quan có thẩm quyền thì việc sống chung đó không được coi là quan hệ hôn nhân, không được pháp luật bảo vệ.
Kéo theo đó là hàng loạt những “hệ lụy” không mong muốn như:
– Không được bảo vệ nếu có người thứ ba: Không phải là vợ chồng hợp pháp thì không có quyền, nghĩa vụ ràng buộc với nhau như yêu thương, chung thủy… (Điều 19 Luật HN&GĐ).
– Khai sinh cho con không có tên cha: Một trong những giấy tờ cần có khi đăng ký khai sinh cho con là giấy đăng ký kết hôn. Nếu không có thì những đứa con chung sẽ được khai sinh theo trường hợp chưa xác định được cha và phần ghi thông tin về cha sẽ bị để trống;
– Khó xử lý tài sản chung: Với những tài sản đứng tên một người trong thời gian sống chung với nhau mà không đăng ký kết hôn, việc chứng minh phần đóng góp của người còn lại sẽ rất khó khăn…
Không đăng ký kết hôn ai sẽ được quyền nuôi con?
Tranh chấp nuôi con sau khi ly hôn luôn là tình huống pháp lý phức tạp và có thể gây ra nhiều tranh cãi giữa các bên liên quan. Vậy trong trường hợp khi hai bên nam nữ không đăng ký kết hôn mà có con chung thì việc nuôi con khi hai bên chia tay sẽ thuộc về bên nào?
Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nhưng quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập.
Theo đó, Điều 71 Luật này nêu rõ, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Do đó, khi không chung sống với nhau nữa thì việc quyết định ai nuôi con vẫn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận.
Hai người có thể thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của các bên khi không chung sống với nhau nữa. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con để giao con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng.
Tuy nhiên, có 02 trường hợp đặc biệt sau, Tòa án sẽ:
– Xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên;
– Mẹ trực tiếp nuôi con khi con dưới 36 tháng tuổi. Dù vậy, nếu người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa có thể xem xét giao con cho cha hoặc người khác đáp ứng đủ điều kiện.
Như vậy, quan hệ giữa cha, mẹ, con vẫn tồn tại mà không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ.
Do đó, khi muốn giành quyền nuôi con trong trường hợp này thì một trong hai người có thể thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì phải chứng minh được bản thân có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con.
Nuôi con khi không kết hôn được yêu cầu cấp dưỡng hay không?
Cấp dưỡng được hiểu là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền, tài sản để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người chưa thành niên, đã thành niên mà không có khả năng lao động… có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng nhưng không sống chung với mình. (Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014).
Như phân tích ở trên, dù cha mẹ không đăng ký kết hôn nhưng quyền, nghĩa vụ đối với con vẫn không khác với khi đăng ký kết hôn. Bởi vậy, nếu không trực tiếp nuôi con, cha hoặc mẹ cũng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, dù có nghĩa vụ nhưng việc xác nhận quan hệ cha, mẹ con trong trường hợp không đăng ký kết hôn là rất khó. Bởi nếu muốn được cấp dưỡng thì bắt buộc phải được công nhận là cha, mẹ con.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Không đăng ký kết hôn ai sẽ được quyền nuôi con?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Mẫu đơn xin gia hạn nộp thuế GTGT. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn giao thông gồm những gì?
- Chế độ hưởng BHXH khi bị tai nạn giao thông như thế nào?
- Người bị tai nạn giao thông có quyền giữ xe gây tại nạn không
Câu hỏi thường gặp:
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn.
Theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, khi đăng ký kết hôn, hai bên nam, nữ cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;
– Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh. Lưu ý, những loại giấy tờ này đều phải đang còn thời hạn sử dụng;
– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do UBND cấp xã nơi cư trú cấp.
– Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu trước đó đã từng kết hôn và ly hôn.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch 2014, sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, các cặp đôi cần đến UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để đăng ký kết hôn.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch năm 2014, trong những trường hợp sau đây, nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn cho các cặp nam, nữ là UBND cấp huyện:
– Công dân Việt Nam với người nước ngoài;
– Công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
– Công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
Riêng hai người nước ngoài khi có nhu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì đến UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên để thực hiện việc đăng ký kết hôn (Căn cứ khoản 1 Điều 37 Luật Hộ tịch).