Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều đoạn clip chia sẻ về việc một nam thanh niên người Việt Nam bị dìm chết tại Nhật-Hung. Theo nhận định, tình huống này có sự theo dõi của nhiều người; tuy nhiên không ai can ngăn giúp đỡ nam thanh niên. Vậy theo bạn, hành vi không cứu giúp người khác khi đứng trước những tình huống tương tự như trên, có đáng bị xử phạt không? Chủ đề mà Luật Sư X muốn chia sẻ lần này sẽ làm bạn bất ngờ, vì nhận ra rằng: theo quy định pháp luật Việt Nam; việc không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có thể phải chịu mức phạt tù không hề nhỏ? Một người khi thấy người khác ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; có điều kiện cứu được người đó khỏi chết mà không cứu thì bị coi là có tội. Tính mạng là khả năng thực tế có thể cứu được người sắp chết. Vậy cụ thể xử phạt ở đây là bao nhiêu năm tù? Bắt tay cùng Luật Sư X tìm hiểu nhé
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ xung 2017
Nội dung tư vấn
Tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là gì?
Tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là tình trạng của người; mà mạng sống của họ đang bị đe dọa; cần phải có sự cứu giúp (cấp cứu hoặc giúp đỡ) của người khác ngay lập tức; mà nếu không có sự cứu giúp kịp thời thì có thể dẫn đến hậu quả người đó bị chết.
Có thể bạn thích: Thực tập sinh giết người tại Nhật Bản chỉ bị phạt 3 năm tù
Khi nào bị coi là không cứu người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Khoan hãy nói đến hình phạt, trước hết hãy tìm hiểu xem: như thế nào được coi là không cứu người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng? Làm thế nào để biết được người khác đang trong tình trạng nguy hiểm? Cụ thể như sau:
Không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là hành vi của người; mà khi biết được người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm; có thể bị chết mặc dù có điều kiện cứu giúp; nhưng đã bỏ mặc tình trạng đó làm cho nạn nhân bị chết.
Thấy người khác chết đuối không cứu có thể bị đi tù không?
Từ tình huống ” thờ ơ” của người quay clip, thấy nam sinh chết đuối mà không cứu, chắc hẳn bạn thắc mắc: Thấy người khác chết đuối không cứu có thể bị đi tù không? Việc này còn căn cứ vào 2 trường hợp có và không như sau:
Trường hợp 1: có
Trường hợp lỗi của bạn là do cố ý. Bạn biết rõ người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; nếu không cứu được thì sẽ chết; và biết rõ mình có điều kiện cứu ( biết bơi…) mà cố tình không cứu, và hậu quả là nạn nhân chết thì bạn đã có thể bị truy cứu trách nhiêm hình sự.
Trường hợp 2: không
Ở đây chúng ta hiểu: “ tuy có điều kiện mà không cứu giúp” và “ dẫn đến hậu quả người đó chết do hành động bỏ mặc” là những yếu tố quan trọng cấu thành tội phạm.
Nếu bạn thấy 1 người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; bạn đã không xuống cứu và hậu quả là người đó chết. Nếu do bạn không biết bơi nghĩa là không có khả năng xuống nước cứu người; thì không thể coi là “tuy có điều kiện mà không cứu giúp”.
Vì “có điều kiện” ở đây nghĩa là: phải có khả năng và điều kiện hoàn toàn có thể cứu giúp. Vả lại khi đó bạn cũng muốn cứu nhưng không thể. Lúc này hành vi của bạn có thể chưa đầy đủ yếu tố để cấu thành tội phạm.
Tóm lại: Trước tình huống giết người và hành vi không cứu giúp của người quay clip là rất đáng phê phán, tuy nhiên để xem xét họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không thì cần phải có sự kết hợp làm rõ các yếu tố trên .
Xử lý hình sự
Việc không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; có thể phải chịu mức phạt lên đến 7 năm tù tùy theo mức độ, tính chất của hành vi. Ngoài ra còn có thể phải chịu hình phạt bổ xung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm . Theo điều 132 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ xung 2017 quy định:
Mức 1
Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết; thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Mức 2
Có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau:
- Người không cứu giúp là người vô ý đã gây ra tình trạng nguy hiểm.
- Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp
Mức 3
Phạm tội trong trường hợp dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết; thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Câu hỏi thường gặp
Người không được cứu phải chết thì người không cứu mới là phạm tội, nếu trước đó có người cố tình không cứu, nhưng sau đó lại được người khác cứu nên không chết thì người có hành vi cố tình không cứu trước đó chưa phải là hành vi phạm tội này
Chủ thể của tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên.
Nếu người đó nhận thức nạn nhân chưa phải trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng hoặc hoàn cảnh khách quan thể hiện điều đó, nhưng hậu quả nạn nhân vẫn chết thì không phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Tùy thuộc vào địa điểm người phạm tội hiện đang ở và điều ước quốc tế mà người Việt Nam phạm tội ở nước ngoài có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề thấy người khác chết đuối không cứu có bị đi tù không? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu hãy liên hệ 0833.102.102.
Có thể bạn thích: Thuê giết người bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?