Trong xã hội hiện đại, việc đặt tên cho con là quá trình quan trọng trong việc đăng ký giấy khai sinh của bé. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp giấy khai sinh của một số trẻ không bao gồm tên cha, và có các quy định pháp lý liên quan đến vấn đề này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu khám phá vấn đề về việc không có tên cha trong giấy khai sinh, và những trường hợp cụ thể liên quan đến vấn đề này.
Để có thể cung cấp cho quý bạn thông tin về “Không có tên cha trong giấy khai sinh được không?“. Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. Hy vọng bài viết có thể hỗ trợ quý bạn giải quyết được một số vấn đề có liên quan.
Căn cứ pháp lý:
Cá nhân khi sinh ra có quyền khai sinh và quyền có quốc tịch đúng không?
Quyền trẻ em được hiểu là là những quyền con người được áp dụng dành riêng cho trẻ em, ở mỗi độ tuổi khác nhau thì trẻ em được hưởng quyền và gánh vác những nghĩa vụ khác nhau. Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để được sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn. Trong những quyền của trẻ em, quyền được khai sinh và có quốc tịch là quyền mà mỗi đứa trẻ khi sinh ra là cần phải có.
Quyền được khai sinh và có quốc tịch là một trong những quyền đầu tiên của trẻ em được ghi nhận tại Điều 13 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2016 của nhà nước ta:“Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch”, cũng như được ghi nhận trong các văn kiện quốc tế, chẳng hạn tại khoản 1 Điều 7 Công ước của Liên hợp quốc về quyền của trẻ em có quy định như sau: “Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi được sinh ra và có quyền có họ tên, có quốc tịch ngay từ khi chào đời, và trong chừng mực có thể, quyền được biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc”; và theo Nguyên tắc 3 trong Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959 ghi nhận: “Trẻ em sinh ra có quyền được khai sinh”.
Hiện nay, đối với vấn đề pháp lý trên được điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
- Việc ghi nhận quyền được khai sinh và có quốc tịch được quy định chung tại Điều 13 Luật Trẻ em năm 2016, cụ thể như sau: “Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.”\
- Ngoài Luật trẻ em năm 2016, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các quan hệ nhân thân và tài sản, cũng dành riêng hai Điều luật để quy định về quyền này, cụ thể quyền được khai sinh được quy định tại khoản 1, khoản 3, khoản 4 Điều 30 như sau:
- Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh.
- Trẻ em sinh ra mà sống được từ hai mươi bốn giờ trở lên mới chết thì phải được khai sinh và khai tử; nếu sinh ra mà sống dưới hai mươi bốn giờ thì không phải khai sinh và khai tử, trừ trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ có yêu cầu.
- Việc khai sinh do pháp luật về hộ tịch quy định.
- Quyền đối với quốc tịch được quy định tại Điều 31 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
- Cá nhân có quyền có quốc tịch.
- Việc xác định, thay đổi, nhập, thôi, trở lại quốc tịch Việt Nam do Luật quốc tịch Việt Nam quy định.
- Quyền của người không quốc tịch cư trú, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được bảo đảm theo luật.
Có thể thấy quyền được khai sinh là một trong những quyền nhân thân quan trọng của trẻ em không chỉ được luật quốc tế quy định và bảo vệ mà pháp luật nước ta cũng thể chế hóa quyền khai sinh này. Quyền khai sinh của cá nhân được quy định trong Bộ luật dân sự là việc khẳng định sự bảo vệ của Nhà nước đối với giá trị của quyền khai sinh. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó. Ngoài ra việc ghi nhận quyền đối quốc tịch đối với trẻ em nói riêng và cá nhân nói chung tạo nên cơ sở pháp lý để cá nhân được bảo vệ tốt nhất, nhà nước phải có quyền và nghĩa vụ nhất định đối với công dân của mình và ngược lại, công dân cũng phải có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước mà mình mang quốc tịch.
Không có tên cha trong giấy khai sinh được không?
Căn cứ Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:
Trách nhiệm đăng ký khai sinh
- Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
- Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Bên cạnh đó, theo Điều 14 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
Nội dung đăng ký khai sinh
- Nội dung đăng ký khai sinh gồm:
- a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
- b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
- c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
- Việc xác định quốc tịch, dân tộc, họ của người được khai sinh được thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam và pháp luật dân sự.
- Nội dung đăng ký khai sinh quy định tại khoản 1 Điều này là thông tin hộ tịch cơ bản của cá nhân, được ghi vào Sổ hộ tịch, Giấy khai sinh, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hồ sơ, giấy tờ của cá nhân liên quan đến thông tin khai sinh phải phù hợp với nội dung đăng ký khai sinh của người đó.
Chính phủ quy định việc cấp số định danh cá nhân cho người được đăng ký khai sinh.
Đối chiếu quy định trên, nếu không có đăng ký kết hôn thì trẻ sẽ được khai sinh theo diện chưa xác định được cha, mẹ. Khi đó, việc đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ được chia thành 03 trường hợp:
- Nếu chưa xác định được cha: Phần thông tin về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống;
- Nếu chưa xác định được mẹ: Phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống;
- Nếu chưa xác định được cha và mẹ: Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
Như vậy, trong Giấy khai sinh cho trẻ hoàn toàn có thể chỉ có tên cha hoặc chỉ có tên mẹ hoặc thậm chí có thể không có tên cha và tên mẹ.
Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi được xác định ra làm sao?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi như sau:
- Người phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi trẻ bị bỏ rơi. Trường hợp trẻ bị bỏ rơi tại cơ sở y tế thì Thủ trưởng cơ sở y tế có trách nhiệm thông báo.
Ngay sau khi nhận được thông báo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trưởng công an cấp xã có trách nhiệm tổ chức lập biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi; Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm giao trẻ cho cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng theo quy định pháp luật.
Biên bản phải ghi rõ thời gian, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; đặc điểm nhận dạng như giới tính, thể trạng, tình trạng sức khỏe; tài sản hoặc đồ vật khác của trẻ, nếu có; họ, tên, giấy tờ chứng minh nhân thân, nơi cư trú của người phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Biên bản phải được người lập, người phát hiện trẻ bị bỏ rơi, người làm chứng (nếu có) ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ quan lập.
Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại cơ quan lập, một bản giao cá nhân hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.
- Sau khi lập biên bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân trong 7 ngày liên tục về việc trẻ bị bỏ rơi.
- Hết thời hạn niêm yết, nếu không có thông tin về cha, mẹ đẻ của trẻ, Ủy ban nhân dân cấp xã thông báo cho cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ để tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ. Cá nhân hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em. Thủ tục đăng ký khai sinh được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu không có cơ sở để xác định ngày, tháng, năm sinh và nơi sinh của trẻ thì lấy ngày, tháng phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày, tháng sinh; căn cứ thể trạng của trẻ để xác định năm sinh; nơi sinh là nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi; quê quán được xác định theo nơi sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ hộ tịch để trống; trong Sổ hộ tịch ghi rõ “Trẻ bị bỏ rơi”.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu giấy đề nghị vay vốn của người lao động mới năm 2023
- Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc năm 2023
- Truy nã bị can được thực hiện như thế nào?
- Quay lén người khác phạm tội gì theo quy định hiện hành?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Không có tên cha trong giấy khai sinh được không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Thủ tục đăng ký biển số xe máy lần đầu, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Ngoài ra quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua các kênh sau:
- FaceBook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok : https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube : https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. Bước 1. Người đăng ký khai sinh chuẩn bị hồ sơ gồm: Điền và nộp mẫu tờ khai đăng ký khai sinh.
Theo quy định trên, trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh cho con họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.
Như vậy, trường hợp của bạn là mẹ đơn thân đăng ký làm giấy khai sinh cho con thì sẽ không có thông tin của cha. Vậy có thể xét vào trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ, cán bộ tại Ủy ban nhân dân cấp xã phải có trách nhiệm hỗ trợ trẻ làm giấy khai sinh.