Thưa luật sư, tôi ở nước ngoài 5 năm sau đó trở về Việt Nam để làm căn cước công dân. Tuy nhiên, khi tôi lên đăng ký làm căn cước công dân thì được công an báo là không có tên của tôi. Kiểm tra trên cơ sở dữ liệu dân cư thì không có tên của tôi vậy tôi phải làm sao. Vậy khi không có dữ liệu dân cư phải làm sao? bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn đọc hướng giải quyết khi gặp phải trường hợp này. Mời bạn đọc tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì?
Khái niệm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Theo giải thích tại Điều 3 Luật Căn cước công dân
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đồng thời, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia (theo Điều 10 Luật Căn cước công dân)
Thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Căn cứ Điều 9 Luật căn cước công dân 2014, sửa đổi, bổ sung 2020, thông tin của công dân được thu thập, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm:
- Họ, tên đệm và tên khai sinh;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Giới tính;
- Nơi đăng ký khai sinh;
- Quê quán;
- Dân tộc;
- Tôn giáo;
- Quốc tịch;
- Tình trạng hôn nhân;
- Nơi thường trú;
- Nơi tạm trú;
- Tình trạng khai báo tạm vắng;
- Nơi ở hiện tại;
- Quan hệ với chủ hộ;
- Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;
- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;
- Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;
- Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.
Quản lý và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Theo Điều 10 Luật Căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung, do Bộ Công an quản lý.
Trong đó, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là căn cứ để cơ quan, tổ chức kiểm tra, thống nhất thông tin về công dân.
Khi công dân đã sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình, cơ quan, tổ chức không được yêu cầu xuất trình giấy tờ hoặc cung cấp thông tin đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Không có dữ liệu dân cư phải làm sao?
Việc đăng ký thường trú đối với người công tác, làm việc trong Công an nhân dân đã được quy định, hướng dẫn tại Điều 18 Thông tư 55/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú. Theo đó, đối với trường hợp cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân đã đăng ký thường trú tại nơi đơn vị đóng quân mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới ngoài đơn vị đóng quân và đủ điều kiện đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 21 Luật Cư trú kèm giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp (ký tên và đóng dấu).
Đồng thời, tại Khoản 1 Điều 5 Chương II Thông tư số 57/2021 quy định về quy trình đăng ký thường trú đã quy định: “Cán bộ tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin công dân kê khai trong Tờ khai thay đổi thông tin cư trú với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trường hợp thông tin không có hoặc có nhưng không trùng khớp, cán bộ tiếp nhận hồ sơ thực hiện việc thu nhập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định”. Do trường hợp công dân chưa có thông tin trên hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư, đề nghị công dân liên hệ với cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú để được hướng dẫn việc thu nhập, cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đăng ký thường trú theo quy định.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu hợp đồng hợp tác đầu tư dự án Khu dân cư
- Hành vi gây rối trật tự khu dân cư bị xử lý thế nào?
- Gây mất trật tự khu dân cư Nghị định 144
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Không có dữ liệu dân cư phải làm sao“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty tnhh hay tìm hiểu về mẫu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Các hình thức khai thác, bao gồm: Kết nối mạng viễn thông, mạng máy tính với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; qua cổng thông tin điện tử do cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy định; văn bản yêu cầu.
Công dân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Hình thức khai thác thông qua việc giải quyết thủ tục hành chính, văn bản yêu cầu khai thác thông tin hoặc thông qua dịch vụ viễn thông.
Tổ chức và cá nhân không thuộc quy định tại điểm a và điểm b, khoản 2, Điều 10 Luật Căn cước công dân có nhu cầu khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật. Hình thức khai thác phải có văn bản yêu cầu và được sự đồng ý, kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 3 Thông tư 59/2021/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 137/2015/NĐ-CP, thẩm quyền chỉnh sửa thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
– Việc thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin công dân qua Phiếu thu thập thông tin dân cư, Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư được thực hiện thông qua đăng ký thường trú, tạm trú, cấp thẻ Căn cước công dân và trực tiếp từ công dân.
– Việc cập nhật, chỉnh sửa thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được Trưởng Công an cấp xã hoặc Trưởng Công an cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây viết gọn là Công an cấp xã) phê duyệt.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin công dân kê khai với giấy tờ pháp lý, giấy tờ hộ tịch của người được thu thập. Theo đó:
– Trường hợp thông tin về công dân đã đầy đủ, chính xác: Cảnh sát khu vực, Công an xã ký xác nhận, trình Trưởng Công an cấp xã ký, đóng dấu.
– Trường hợp thông tin về công dân chưa đầy đủ hoặc chưa chính xác: Yêu cầu công dân kê khai bổ sung, chỉnh lý và xuất trình các giấy tờ có giá trị pháp lý làm căn cứ xác thực thông tin.
– Trường hợp thông tin của công dân không đồng nhất: Công an cấp xã có trách nhiệm phối hợp với công dân, cơ quan đăng ký hộ tịch, cơ quan có liên quan để kiểm tra tính pháp lý của các thông tin đó, sau khi xác định thông tin chính xác của công dân thì Cảnh sát khu vực, Công an xã ký xác nhận, trình Trưởng Công an cấp xã ký, đóng dấu.