Trong xã hội hiện nay luôn đề cao tính dân chủ, tự do, bình đẳng của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa thật sự hoàn toàn. Điều đó thể hiện ở một vài gia đình, một vài cá thể. Ví dụ như là “Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh”. Vậy hãy cùng Luật sư X đi tìm hiểu vấn đề pháp lý liên quan nhé!
Căn cứ pháp lý
Quy định của Luật phòng, chống bạo lực gia đình về các hành vi bạo lực
Hiện nay, việc bạo lực gia đình thể hiện ở nhiều hành vi. Tuy nhiên, pháp luật quy định cụ thể về từng trường hợp bị coi là bạo lực gia đình. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Những hành vi nghiêm cấm về bạo lực gia đình
1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.
7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
Yêu cầu về nội dung thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình
1. Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình.
2. Truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.
3. Tác hại của bạo lực gia đình.
4. Biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình.
5. Kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hoá.
6. Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
Mục đích của việc quy định nội dung phòng chống bạo lực gia đình
Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.
Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
- Phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo;
- Không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên khác trong gia đình.
Nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007:
1. Kịp thời, chủ động, kiên trì.
2. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
3. Tôn trọng sự tự nguyện tiến hành hòa giải của các bên.
4. Khách quan, công minh, có lý, có tình.
5. Giữ bí mật thông tin đời tư của các bên.
6. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
7. Không hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Luật này trong những trường hợp sau đây:
- Vụ việc thuộc tội phạm hình sự, trừ trường hợp người bị hại yêu cầu không xử lý theo quy định của pháp luật hình sự;
- Vụ việc thuộc hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính.
Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh
Hành vi kể trên cũng được cho là hành vi bạo lực gia đình. Và hành vi đó cũng bị pháp luật xử phạt.
Theo quy định tại Điều 55 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý, như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;
b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;
c) Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục;
b) Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh. Mong kiến thức mà chúng tôi đem lại có thể giúp ích phần nào đó cho bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam,… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tel: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: https://www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình
- Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc
- Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình
Câu hỏi thường gặp
Là hành vi bạo lực gia đình và vi phạm pháp luật. Sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 55 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì hành vi nêu trên sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật và sẽ bị xử phạt nghiêm minh.