Xin chào luatsux, Tôi là Hạnh ở Tuyên Quang. Vừa rồi tôi và gia đình chồng có xảy ra xích mích liên quan đến vấn đề về thăm nhà ngoại. Tôi có nghe nói ngăn cấm con dâu về ngoại là hành vi vi phạm pháp luật và không cho con dâu về nhà cha mẹ đẻ có bị phạt? Mong được luật sư giải đáp.
Cảm ơn chị đã đặt câu hỏi tới luatsux. Vấn đề chị thắc mắc cũng là vấn đề được rất nhiều chị em quan tâm. Trong bài viết này chúng tôi sẽ làm rõ ngăn cấm con dâu về ngoại có phải hành vi vi phạm pháp luật hay không? Không cho con dâu về nhà cha mẹ đẻ có bị phạt ?
Căn cứ pháp lý
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
Hôn nhân là gì?
Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
Trong cuộc sống hôn nhân thì cả vợ và chồng phải có thái độ tôn trọng, bình đẳng, yêu thương, thuỷ chung, chăm sóc nhau. Có trách nhiệm cùng lao động để đảm bảo cuộc sống của gia đình, có trách nhiệm cùng nhau chăm sóc, nuôi dạy con cái trưởng thành…
Quy định pháp luật nước ta về hôn nhân
Về điều kiện Kết hôn được quy định trong Luật hôn nhân gia đình năm 2014 như sau:
Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Ngoài ra việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.
Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
Quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân được thể hiện thế nào?
Quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân được thể hiện về mặt nhân thân được quy định tại Luật hôn nhân gia đình như sau:
Điều 17. Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng
Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.
Điều 18. Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng
Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.
Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng
1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Điều 20. Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng
Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
Điều 21. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng
Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
Điều 22. Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng
Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
Điều 23. Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Pháp luật Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình thế nào?
– Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
– Cấm các hành vi sau đây:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
+ Yêu sách của cải trong kết hôn;
+ Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
+ Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
+ Bạo lực gia đình;
+ Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
– Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
– Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về hôn nhân, Khách hàng quan tâm đến các thông tin liên quan vui lòng phản hồi trực tiếp để được hỗ trợ.
Không cho con dâu về nhà cha mẹ đẻ có bị phạt?
Trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, khoản 1 Điều 55 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó…
b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;
c) Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh
Về quê ngoại cũng là dịp chính đáng để con dâu được gặp gỡ gia đình, người thân và bạn bè. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp bố mẹ chồng không cho con dâu về quê ngoại ăn Tết đều bị phạt.
Quy định trên sẽ chỉ áp dụng nếu việc cấm cản không cho con dâu về quê ngoại gặp gỡ người thân, bạn bè nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý với con dâu.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Không cho con dâu về nhà cha mẹ đẻ có bị phạt?
Mời bạn xem thêm
- Mức xử lý vi phạm luật hôn nhân gia đình mới nhất
- Con riêng của vợ và con riêng của chồng có được kết hôn không?
- Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Không cho con dâu về nhà cha mẹ đẻ có bị phạt?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; đăng ký mã số thuế cá nhân; xác nhận tình trạng hôn nhân ; công văn tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102..
Câu hỏi thường gặp
Về quê ngoại cũng là dịp chính đáng để con dâu được gặp gỡ gia đình, người thân và bạn bè. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp bố mẹ chồng không cho con dâu về quê ngoại ăn Tết đều bị phạt.
Quy định trên sẽ chỉ áp dụng nếu việc cấm cản không cho con dâu về quê ngoại gặp gỡ người thân, bạn bè nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý với con dâu.
Không cho con dâu về nhà cha mẹ đẻ sẽ bị phạt quy định tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định các vấn đề về luật hôn nhân và gia đình.
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó…
b) Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;
c) Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh