Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và ở nước ta vẫn diễn biến rất phức tạp với hàng ngàn ca nhiễm mới SARS-CoV-2. Chính vì thế, người dân đang sinh sống tại các khu vực bị phong tỏa do Covid-19 và mỗi cá nhân cần tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp không chịu đi xét nghiệm khi có yêu cầu. Vậy không chịu đi xét nghiệm Covid 19 có bị phạt không?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho người khác
Người nào thực hiện một trong các hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người theo quy định tại Điều 240 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tội phạm được nhận diện và xử phạt như sau:
Mặt khách thể
Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người là hành vi xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường; gây ra những hậu quả nghiêm trọng; hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe của con người cũng như cho môi trường sinh thái
Mặt khách quan
Mặt khách quan của Tội này được thể hiện ở một trong các hành vi cụ thể sau:
- Đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người.
- Cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật; hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người.
- Đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh; hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người.
- Các hành vi khác.
Mặt chủ thể
Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ người nào đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Riêng đối với hành vi “Cho phép đưa ra hoặc cho phép đưa vào Việt Nam…” thì chủ thể là những người có chức vụ, quyền hạn trong việc phê duyệt, chấp thuận, cho phép đưa ra khỏi vùng dịch, cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật nhưng những động vật, thực vật hoặc sản phẩm này bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người.
Mặt chủ quan
Tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý, người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức được hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, có thể làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người nhưng vẫn thực hiện. Động cơ và mục đích của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm.
Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 8 Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định những hành vi bị nghiêm cấm gồm:
- Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm;
- Người mắc bệnh truyền nhiễm; người bị nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm; và người mang mầm bệnh truyền nhiễm làm các công việc dễ lây truyền tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật;
- Che giấu, không khai báo; hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật; Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm;
- Phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh truyền nhiễm;
- Không triển khai; hoặc triển khai không kịp thời các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo quy định của Luật này;
- Không chấp hành các biện pháp phòng; chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Không chịu đi xét nghiệm Covid 19 có bị phạt không?
Người thuộc diện bắt buộc phải xét nghiệm như trên mà trốn tránh; không thực hiện sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng theo khoản 2 điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về lỗi “không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền”.
Căn cứ khoản 4 điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; mức tiền phạt với vi phạm nêu trên là mức trung bình của khung tiền phạt (là 7,5 triệu đồng). Nếu có tình tiết giảm nhẹ; mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn 5 triệu đồng. Nếu có tình tiết tăng nặng, mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được quá 10 triệu đồng.
Trường hợp trốn tránh, không chịu xét nghiệm Covid-19 mà làm lây lan dịch bệnh cho người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, theo điểm c khoản 1 điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Khung hình phạt thấp nhất với tội danh này là phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng; hoặc phạt tù từ một năm đến 5 năm.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm giả phiếu kết quả xét nghiệm Covid-19 bị xử lý thế nào?
- TP HCM yêu cầu người ra vào thành phố phải có Giấy xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2
- Sửa giấy xét nghiệm để thông chốt kiểm dịch bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Không chịu đi xét nghiệm Covid 19 có bị phạt không?
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:
– Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
– Làm chết hai người trở lên.
Sở Tư pháp Hà Nội đã công bố mức xử phạt đối với 16 hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19, trong đó, người không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc, ra ngoài không cần thiết bị phạt tiền tối đa 3 triệu đồng.
Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch thì bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng đối với cá nhân, 40 triệu đồng đối với tổ chức.