Gia đình là tế bào của xã hội, vì vậy muốn xã hội tốt thì trước tiên và cốt yếu là phải xác lập được một gia đình hạnh phúc. Song nếu như kết hôn là một hiện tượng xã hội bình thường; nhằm xác lập nên tế bào của xã hội; thì ly hôn có thể coi là hiện tượng bất bình thường nhưng không thể thiếu được khi quan hệ hôn nhân thực sự tan vỡ.
Trong những năm gần đây, tình trạng ly hôn ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Gia đình tan nát; con cái là người gánh chịu nhiều thiệt thòi nhất bởi không nhận được sự quan tâm; chăm sóc; nuôi dưỡng, giáo dục cùng một lúc của cả cha và mẹ. Vì vậy, để đảm bảo cuộc sống bình thường của con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì vấn đề cấp dưỡng sau ly hôn được đặt ra là hoàn toàn hợp lý. Vậy vấn đề được đặt ra là “Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có bị xử phạt?”. Luật sư X giải đáp thắc mắc của bạn tại bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Cấp dưỡng là gì?
Theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định tại khoản 24 Điều 3 giải thích rõ về cấp dưỡng:
“Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân; huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên; người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này..”
Căn cứ khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ; quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con…”
Như vậy, cấp dưỡng cho con là nghĩa vụ của cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con; sẽ đóng tiền hoặc tài sản khác nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc con thành niên mà không thể tự nuôi bản thân.
Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có bị xử phạt?
Tùy theo mức độ nghiêm trọng; việc không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn có thể bị xử phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn sẽ bị xử lý hình sự.
Về xử phạt hành chính
Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng khi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng; chăm sóc con sau khi ly hôn”
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Ngoài ra; hành vi cố ý không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017).
+ Trường hợp từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng; làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
+ Trường hợp nghĩa vụ cấp dưỡng đã được thể hiện trong bản án; quyết định của Tòa án mà người cấp dưỡng không chấp hành bản án mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Ngoài ra; người trốn nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp này còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Có quyền yêu cầu bên còn lại cấp dưỡng sau khi ly hôn cho mình không?
Điều 115 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau: “Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”. Như vậy; việc cấp dưỡng giữa vợ chồng không hiển nhiên được đặt ra mà cần tuân theo một số điều kiện nhất định:
Thứ nhất: Bên được cấp dưỡng khó khăn; túng thiếu; có yêu cầu cấp dưỡng và có lí do chính đáng
Đây là cơ sở quyết định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi li hôn. Có thể hiểu khó khăn; túng thiếu ở đây là không có đủ khả năng lao động để duy trì cuộc sống của mình. Lý do chính đáng dẫn đến tình trạng đấy phải là những lý do như: ốm đau; tai nạn; già yếu,… Nếu có khó khăn; túng thiếu thật sự nhưng không có lí do chính đáng như nghiện hút; cờ bạc; lười biếng… thì sẽ không được cấp dưỡng. Khi người được cấp dưỡng thỏa mãn điều kiện trên họ có thể trực tiếp yêu cầu người phải cấp dưỡng hoặc gửi đơn lên Tòa án nhờ Tòa án bảo vệ quyền lợi cho họ.
Thứ hai: Bên cấp dưỡng có khả năng cấp dưỡng.
Bởi nếu người cấp dưỡng không có khả năng cấp dưỡng; không thể nuôi được bản thân họ thì họ cũng không thể làm điều gì cho người mà họ có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Mức cấp dưỡng
Theo quy định của pháp luật HNGĐ: “mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết” (điều 116, Luật HNGĐ 2014)
Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Phương thức cấp dưỡng
Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng; hàng quý; nửa năm; hàng năm hoặc một lần.
Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy; mức trợ cấp cho con trước hết sẽ theo thỏa thuận của vợ chồng; căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng và chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng học hành của người con, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Phải làm gì khi chồng không cấp dưỡng nuôi con?
Bạn có thể gửi đơn yêu cầu thi hành án nơi bạn ly hôn để đề nghị Chi cục Thi hành án tiến hành thủ tục yêu cầu chồng bạn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Hồ sơ đề nghị yêu cầu thi hành án cấp dưỡng nuôi con bao gồm :
– Đơn yêu cầu thi hành án cấp dưỡng (theo mẫu);
– Bản án quyết định của Tòa án về việc ly hôn;
– Bản sao chứng minh thư; sổ hộ khẩu của cả hai bên (có công chứng hoặc chứng thực);
– Bản sao giấy khai sinh của con (có công chứng hoặc chứng thực);
– Các giấy tờ cần thiết chứng minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án (nếu có).
Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày; kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.
Trong thời hạn 10 ngày; kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay.
Người phải thi hành án phải kê khai trung thực, cung cấp đầy đủ thông tin về tài sản; thu nhập; điều kiện thi hành án với cơ quan thi hành án dân sự và phải chịu trách nhiệm về việc kê khai của mình.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn như thế nào?
- Mức cấp dưỡng đã thỏa thuận sau ly hôn có thay đổi được không?
- Ông bà nội thay cha nuôi dưỡng cháu sau khi ly hôn có được không?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Không cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có bị xử phạt?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
– Pháp luật hiện hành không quy định mức cấp dưỡng cụ thể là bao nhiêu tiền; mà pháp luật tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận dựa vào điều kiện; thu nhập thực tế của người cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
– Thông thường thực tế Tòa án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng. Trường hợp không xác định được mức thu nhập của người cấp dưỡng thì theo lương tối thiểu vùng (không thấp hơn ½ lương tối thiểu vùng); hoặc án lệ trước đó để làm căn cứ giải quyết vụ việc.
Trong trường hợp nhiều người cùng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho một người hoặc cho nhiều người thì những người này thỏa thuận với nhau về phương thức và mức đóng góp phù hợp với thu nhập, khả năng thực tế của mỗi người và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ phát sinh giữa các chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình; có quan hệ huyết thống với nhau; là nghĩa vụ về tài sản gắn liền với nhân thân mỗi chủ thể mà không thể chuyển giao cho người khác.