Đèn xe là điều kiện bắt buộc của tất cả các phương tiện khi tham gia giao thông; đảm bảo sự an toàn. Đây một bộ phận không thể thiếu vì rất cần thiết phải có đèn xe trong điều kiện thời tiết xấu sương mù, mưa lớn hoặc khi trời về tối, đêm… Vậy nếu khi tham gia giao thông mà không bật đèn xe vào ban đêm có bị xử phạt hay không? Bài viết dưới đây, Luật sư X chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Luật giao thông đường bộ 2008
Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Không bật đèn xe vào ban đêm có bị xử phạt hay không?
Mức phạt khi ô tô, xe máy tham gia giao thông không bật đèn chiếu sáng theo quy định cụ thể như sau:
Đối với xe máy, mô tô
Theo điểm l Khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; đối với trường hợp xe máy, mô tô không bật đèn chiếu sáng vào khoảng thời gian quy định, mức phạt không bật đèn xe máy được quy định như sau:
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian quy định từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.
Vào ban đêm người điều khiển phương tiện là xe máy, mô tô phải bật đèn chiếu sáng trên xe; nếu không sẽ bị xử phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Đối với xe ô tô
Trong trường hợp vi phạm lỗi đi xe không bật đèn chiếu sáng đối với xe ô tô, điểm g Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt lỗi không bật đèn xe này như sau:
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian quy định từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều.
Bên cạnh đó, nếu người lái xe không bật đèn theo quy định mà gây ra tai nạn giao thông thì ngoài việc phạt tiền, người lái sẽ bị áp dụng hình thức phạt bổ sung – tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; theo quy định điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Do vậy, không bật đèn xe ô tô vào ban đêm, bạn sẽ:
- Bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
- Nếu gây ra tai nạn giao thông, ngoài việc phạt tiền, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Thời gian quy định phải bật đèn xe
Theo quy định hiện nay của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Người điều khiển xe ô tô; xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện; máy kéo, xe máy chuyên dùng…) bắt buộc phải sử dụng đủ đèn chiếu sáng; trong thời gian từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau; khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.
Như vậy, thời gian quy định phải bật đèn xe là từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau; khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.
Bật đèn vào ban ngày có bị phạt không?
Theo quy định tại Điều 53 Luật giao thông đường bộ năm 2008; quy định về điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới.
Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
– Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
– Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
– Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;
– Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
…
Theo đó pháp luật không cấm cũng như không cho phép điều khiển xe máy trên đường bật đèn chiếu sáng vào bên ngày. Do đó, không có chế tài xử phạt đối với hành vi điều khiển xe máy bật đèn chiếu sáng ban ngày.
Đèn xe hỏng khi đang đi đường có bị phạt không?
Theo quy định tại Điều 53 Luật Giao thông đường bộ 2008, nêu rõ:
Điều kiện để xe ô tô, xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy được phép tham gia giao thông là phải có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu.
Do đó, khi tham gia giao thông, bật đèn trong các trường hợp quy định là nghĩa vụ bắt buộc người điều khiển phương tiện. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm l khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Tuy nhiên, có thể xem xét trường hợp bất khả kháng. Đó là trường hợp đèn xe bị hỏng trong thời gian phải bật đèn xe; tuy nhiên người điều khiển phương tiện giao thông không biết trước; hoặc không thể biết thì không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Không bật đèn xe vào ban đêm có bị xử phạt hay không?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giấy phép lái xe là một loại bằng cấp, chứng chỉ do cơ quan nhà nước; hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể. Giấy phép lái xe cho phép người đó vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi,… trên các con đường công cộng sau khi họ đã trải qua sự kiểm tra đánh giá năng lực.
Khi thực hiện hành vi vi phạm có hình thức xử phạt là tước giấy phép lái xe có thời hạn thì trong khoảng thời hạn này, bạn sẽ không được điều khiển xe của bạn. Nếu bạn vẫn tiếp tục lái xe trong thời gian này, bạn sẽ bị xử phạt với lỗi không có giấy phép lái xe.