Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, hạn chế gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần thiết đối với bị hại. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Khởi tố theo yêu cầu của bị hại
Để bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định một số tội được khởi tố theo yêu cầu bị hại (Điều 155).
Tuy nhiên, trong số các tội đó, tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại đến sức khỏe cho người khác theo Điều 136 Bộ luật hình sự năm 2015, trên thực tế nhiều năm qua, tội này bị các đối tượng phạm tội lợi dụng nhiều nhất, gây khó khăn cản trở không nhở cho công tác điều tra, xử lý tội phạm của các đơn vị, địa phương.
Thông thường, các đối tượng phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do tội phạm có tổ chức gây ra, hoặc các đối tượng đâm thuê, chém mướn hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, sau khi phạm tội, chúng dùng nhiều thủ đoạn nhằm trốn tránh pháp luật như mua chuộc, đe dọa, khống chế người bị hại để không tố giác tội phạm, hoặc đã tố giác thì rút đơn.
Thậm chí, nếu không có căn cứ để rút đơn (vì hậu quả thương tật rơi vào khung tăng nặng), chúng mua chuộc hoặc đe dọa, không chế bị hại, để họ từ chối giám định thương tật, gây khó khăn rất lớn trong việc xử lý của các cơ quan tố tụng và khi không xử lý được, bọn tội phạm càng được thể lộng hành gây bức xúc trong công luận.
Vì vậy, ngoài những nội dung đã nêu trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, khi hướng dẫn triển khai thực hiện cần nghiên cứu, có biện pháp cưỡng chế cần thiết với những trường hợp bị hại từ chối giám định mới có thể khắc phục triệt để kẽ hở này, tạo điều kiện thuận lợi để xử lý nghiêm khắc đối với người phạm tội, góp phần tích cực trong việc ổn định trật tự, an toàn xã hội.
Quy định của pháp luật về khởi tố theo yêu cầu của bị hại
Bộ luật tố tụng hình sự quy định một số tội phạm chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nghĩa là cơ quan có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của bị hại mới được khởi tố vụ án, nếu không việc khởi tố này là trái pháp luật.
Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, hạn chế gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần thiết đối với bị hại.
Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều luật của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
So với quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại, quy định này có điểm mới là bổ sung thêm trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội là một trong những tội khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Đồng thời, sửa đổi phạm vi về quyền rút yêu cầu khởi tố của bị hại.
Nếu khoản 2 Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định người bị hại được rút yêu cầu khởi tố vụ án trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì khoản 2 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 không giới hạn thời điểm bị hại rút yêu cầu khởi tố, mà chỉ quy định “trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ”.
Trường hợp khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại
Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết, cụ thể:
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Khoản 1 Điều 134).
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Khoản 1 Điều 135).
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Khoản 1 Điều 136).
- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Khoản 1 Điều 138).
- Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Khoản 1 Điều 139).
- Tội hiếp dâm (Khoản 1 Điều 141).
- Tội cưỡng dâm (Khoản 1 Điều 143).
- Tội làm nhục người khác (Khoản 1 Điều 155).
- Tội vu khống (Khoản 1 Điều 156)
- Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp (Khoản 1 Điều 226).
Hậu quả pháp lý khi bị hại rút đơn yêu cầu
Khoản 2, khoản 3 Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định hậu quả pháp lý khi người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố, cụ thể như sau:
- Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ;
- Trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì cơ quan tố tụng vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
- Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Mời bạn xem thêm:
- Quy định về người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
- Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội trong Tố tụng hình sự?
- Khởi tố vụ án hình sự là gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề: “Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, giấy trích lục kết hôn, đơn xin trích lục quyết định ly hôn… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khởi tố hay khởi tố hình sự là giai đoạn tố tụng độc lập, mở đầu các hoạt động điều tra nên nó có chức năng chính là thực hiện nhiệm vụ cụ thể để xác định các tiền đề pháp luật về nội dung và pháp luật về hình thức đối với việc điều tra vụ án hình sự.
Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định “Người bị hại là người bị thiệt hại về vật chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra”. Đến Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thuật ngữ “Người bị hại” trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 đã được thay thế bằng thuật ngữ “Bị hại” trong đó khái niệm bị hại mở rộng hơn đối tượng bao gồm cá nhân và pháp nhân (Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định chỉ có cá nhân).
Theo khoản 4 Điều 320 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: “Trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của bị hại thì bị hại hoặc người đại diện của họ trình bày, bổ sung ý kiến sau khi Kiểm sát viên trình bày luận tội”.