Quá trình giải quyết vụ án hình sự theo quy định của BLTTHS gồm 05 giai đoạn: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, và thi hành bản án, quyết định của Tòa án. .Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại là trường hợp đặc biệt do tính chất của vụ án và vì lợi ích của bị hại, cơ quan có thẩm quyền không tự quyết định việc khởi tố mà việc khởi tố vụ án hình sự được thực hiện theo yêu cầu của bị hại. Để hiểu rõ hơn về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại này, hãy tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại là gì?
Để bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định một số tội được khởi tố theo yêu cầu bị hại (Điều 155).
Tuy nhiên, trong số các tội đó, tội cố ý gây thương tích, gây tổn hại đến sức khỏe cho người khác theo Điều 136 Bộ luật hình sự năm 2015, trên thực tế nhiều năm qua, tội này bị các đối tượng phạm tội lợi dụng nhiều nhất, gây khó khăn cản trở không nhỏ cho công tác điều tra, xử lý tội phạm của các đơn vị, địa phương.
Thông thường, các đối tượng phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác do tội phạm có tổ chức gây ra, hoặc các đối tượng đâm thuê, chém mướn hoạt động theo kiểu “xã hội đen”, sau khi phạm tội, chúng dùng nhiều thủ đoạn nhằm trốn tránh pháp luật như: mua chuộc, đe dọa, khống chế người bị hại để không tố giác tội phạm, hoặc đã tố giác thì rút đơn.
Thậm chí, nếu không có căn cứ để rút đơn (vì hậu quả thương tật rơi vào khung tăng nặng), chúng mua chuộc hoặc đe dọa, không chế bị hại, để họ từ chối giám định thương tật, gây khó khăn rất lớn trong việc xử lý của các cơ quan tố tụng và khi không xử lý được, bọn tội phạm càng được thể lộng hành gây bức xúc trong công luận.
Vì vậy, ngoài những nội dung đã nêu trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, khi hướng dẫn triển khai thực hiện cần nghiên cứu, có biện pháp cưỡng chế cần thiết với những trường hợp bị hại từ chối giám định mới có thể khắc phục triệt để kẽ hở này, tạo điều kiện thuận lợi để xử lý nghiêm khắc đối với người phạm tội, góp phần tích cực trong việc ổn định trật tự, an toàn xã hội.
Quy định của pháp luật về khởi tố theo yêu cầu của bị hại
Bộ luật tố tụng hình sự quy định một số tội phạm chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nghĩa là cơ quan có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của bị hại mới được khởi tố vụ án, nếu không việc khởi tố này là trái pháp luật. Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, hạn chế gây thêm những tổn thất, mất mát về mặt tinh thần, danh dự không cần thiết đối với bị hại.
Điều 155 BLTTHS năm 2015 quy định chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều luật của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Trường hợp khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại
Điều 155 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định: Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết, cụ thể:
Trường hợp 1: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Khoản 1 Điều 134).
Trường hợp 2: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Khoản 1 Điều 135).
Trường hợp 3: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Khoản 1 Điều 136).
Trường hợp 4: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Khoản 1 Điều 138).
Trường hợp 5: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Khoản 1 Điều 139).
Trường hợp 6: Tội hiếp dâm (Khoản 1 Điều 141).
Trường hợp 7: Tội cưỡng dâm (Khoản 1 Điều 143).
Trường hợp 8: Tội làm nhục người khác (Khoản 1 Điều 155).
Trường hợp 9: Tội vu khống (Khoản 1 Điều 156)
Trường hợp 10: Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp (Khoản 1 Điều 226).
Hậu quả khi người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố
Theo khoản 2, 3 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, nếu người đã yêu cầu khởi tố, rút yêu cầu khởi tố thì sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý sau:
- Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ;
- Trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì cơ quan tố tụng vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
- Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự mới
- Trường hợp được rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
- Khởi tố vụ án hình sự dựa trên những căn cứ gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như thành lập công ty hợp danh mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên trong các giai đoạn tố tụng hình sự mà trong đó các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền tiến hành điều tra, xác minh có hay không có tội phạm và tội phạm đó có đủ điều kiện khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật hay không để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.”
Thứ nhất, bị hại không hợp tác trong quá trình giải quyết vụ án
Thứ hai, giới hạn giải quyết vụ án khởi tố theo yêu cầu của bị hại
Thứ ba, trường hợp vụ án có nhiều người cùng thực hiện hành vi phạm tội nhưng bị hại chỉ yêu cầu khởi tố vụ án đối với hành vi của một hoặc một số người phạm tội trường hợp này cơ quan điều tra có khởi tố tất cả người phạm tội hay không?
Thứ tư, bị hại rút yêu cầu khởi tố vụ án tại giai đoạn xét xử phúc thẩm xử lý như thế nào?