Trong hoạt động tố tụng, gồm có 04 giai đoạn cơ bản để giải quyết một vụ án hình sự đó là giai đoạn khởi tố, giai đoạn điều tra, giai đoạn truy tố, giai đoạn xét xử. Mỗi giai đoạn có những quy định về trình tự thủ tục khác nhau. Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015
Khái niệm khởi tố vụ án hình sự
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên; mà trong đó cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện; đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó.
Bản chất pháp lý của khởi tố vụ án hình sự
Với tính chất là một giai đoạn độc lập và đầu tiên của tố tụng hình sự; giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có chức năng thực hiện các nhiệm vụ cụ thể; để xác định các tiền đề pháp luật về nội dung (vật chất); và về pháp luật về hình thức (tố tụng) của việc điều tra vụ án hình sự; thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi nhận được những thông tin đầu tiên về việc thực hiện hành vi phạm tội.
Nhiệm vụ khởi tố vụ án hình sự
Khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm, cơ quan có thẩm quyền khởi tố phải xác định có sự việc xảy ra hay không, nếu có sự việc xảy ra phải xem sự việc đó có hay không có dấu hiệu tội phạm. Giai đoạn khởi tố vụ án có nhiệm vụ xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để khởi tố hoặc không khởi tố, bảo đảm không tội phạm nào không bị phát hiện, không người vô tội nào bị truy cứu trách nhiệm oan.
Khi xác định có dấu hiệu tội phạm, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án. Nếu xác định không có dấu hiệu tội phạm; hoặc có các căn cứ khác theo quy định của pháp luật; thì ra quyết định không khởi tố .
Trình tự khởi tố vụ án hình sự
Tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
– Trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
- Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.
– Cách thức tiếp nhận tùy thuộc vào hình thức phản ánh hoặc truyền tải các thông tin về tội phạm.
Giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố
– Trách nhiệm giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
- Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình.
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác; tin báo về tội phạm; kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình.
– Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; kiến nghị khởi tố
– Các tố giác, tin báo về tội phạm; kiến nghị khởi tố phải được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra; xác minh trong thời hạn 20 ngày; hoặc tối đa là 4 tháng để xác định căn cứ ra quyết định khởi tố; hoặc không khởi tố vụ án hình sự.
– Những biện pháp kiểm tra, xác minh nguồn tin bao gồm:
- Tiến hành thu thập các thông tin, tài liệu, đồ vật từ cơ quan tổ chức liên quan; yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội; hoặc công dân có liên quan đến sự việc cung cấp những tài liệu cần thiết; hoặc giải thích làm rõ sự việc.
- Khi cần thiết và kiểm tra nội bộ cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội; thì phải tự kiểm tra; hoặc yêu cầu cơ quan thanh tra cung cấp tiến hành thanh tra để làm rõ sự việc
- Trong những trường hợp cần thiết thì khám nghiệm hiện trường; khám nghiệm tử thi; trưng cầu giám định; yêu cầu định giá tài sản; và tiến hành các biện pháp khác theo quy định của pháp luật; để xác định dấu hiệu của tội phạm
Quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự
Quyết định khởi tố vụ án
- Quyết định được ra sau khi xác định có dấu hiệu của tội phạm
- Quyết định khởi tố phải ghi rõ họ, tên chức vụ của người ra quyết định; hành vi bị khởi tố; điều khoản bộ luật hình sự áp dụng để khởi tố.
- Trong hạn 24h quyết định khởi tố của Viện Kiểm sát phải gửi đến cơ quan điều tra để tiến hành điều tra; quyết định khởi tố của cơ quan điều tra phải gửi đến Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố; quyết định khởi tố của Hội đồng xét xử phải gửi đến Viện kiểm sát quyết định việc điều tra.
Quyết định không khởi tố vụ án hình sự khi có những căn cứ sau:
- Không có sự việc phạm tội
- Hành vi không cấu thành tội phạm
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự
- Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án; hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật
- Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
- Tội phạm đã được đại xá
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X . Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tố giác của cá nhân có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau:
– Lời nói
– Đơn thư
Căn cứ khởi tố vụ án hình sự bao gồm:
Thứ nhất, tố giác của cá nhân
Thứ hai, tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Thứ ba, tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng
Thứ tư, kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước
Thứ năm, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm
Thứ sáu, người phạm tội tự thú
– Cơ quan công an
– Viện kiểm sát
– Tòa án
– Cơ quan khác, tổ chức khác