Chào Luật sư, tôi có theo dõi một số vụ án và có một số thắc mắc liên quan đến vẫn đề khiếu nại kết luận của cơ quan chức năng. Luật sư cho tôi hỏi Khiếu nại kết luận giải quyết tố cáo Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Khiếu nại kết luận giải quyết tố cáo Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Giải quyết tố cáo là gì?
Giải quyết tố cáo là việc thụ lý, xác minh, kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo.
Thời hạn giải quyết tố cáo được quy định như thế nào?
Thời hạn giải quyết tố cáo được quy định tại Điều 30 Luật tố cáo năm 2018. Theo đó:
– Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo.
– Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
– Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
– Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Xác minh nội dung tố cáo như thế nào?
Thứ nhất, người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo (gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo). Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản. Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo có các nội dung chính sau đây:
– Ngày, tháng, năm giao xác minh;
– Người được giao xác minh nội dung tố cáo;
– Họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; tên gọi, trụ sở của cơ quan, tổ chức bị tố cáo;
– Nội dung cần xác minh;
– Thời gian tiến hành xác minh;
– Quyền và trách nhiệm của người được giao xác minh nội dung tố cáo.
Thứ hai, người xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải được ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, được lưu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
Thứ ba, trong quá trình xác minh, người xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để người bị tố cáo giải trình, đưa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.
Thứ tư, người xác minh nội dung tố cáo được thực hiện các quyền yà nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 11 của Luật Tố cáo theo phân công của người giải quyết tố cáo.
Thứ năm, kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.
Khiếu nại kết luận giải quyết tố cáo
Các khiếu nại được thực hiện khi các chủ thể có căn cứ. Cũng như trong điều kiện các quyền và lợi ích tương ứng không được đảm bảo. Gắn với các quy định pháp luật về quyền và lợi ích đối với các chủ thể. Nội dung này được thực hiện với quy định Điều 37 Luật này. Điều 37. Việc tố cáo tiếp, giải quyết lại vụ việc tố cáo như sau:
Khiếu nại kết luận giải quyết tố cáo được hiểu là:
Các khiếu nại được thực hiện bởi các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan. Quan tâm đến các thực hiện đúng trong tuân thủ pháp luật. Đồng thời là việc thực hiện thẩm quyền, trình tự và thủ tục thực hiện của các cơ quan nhà nước. Việc thực hiện khiếu nại cũng là một quyền của công dân. Khi các kết luận giải quyết không được đảm bảo. Có căn cứ đối với thực hiện các khiếu nại trong nội dung này.
Xác định với căn cứ thực hiện khiếu nại:
Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng quy định của pháp luật. Với các quy trình, trình tự và thủ tục thực hiện. Trong nghiên cứu thực hiện giải quyết từ xác minh được thực hiện công việc. Thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo. Các tố cáo này được tiến hành là một quyền lợi. Khi đó, sự tham gia của các cơ quan có thẩm quyền đối với xác minh tính hiệu quả của công việc được thực hiện.
Các chủ thể có thẩm quyền giải quyết:
– Thực hiện trong khoảng thời gian quy định: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp.
– Người thực hiện giải quyết với các khiếu nại: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo. Khi đó, thực hiện hiệu quả đối với công tác quản lý của cấp trên. Hướng đến xác minh đối với hiệu quả đưa ra kết luận thực hiện trong thẩm quyền, chuyên môn của cấp dưới. Phải xem xét hồ sơ phản ánh của người thực hiện tố cáo tiếp. Và giải quyết vụ việc tố cáo trước đó. Khi có các căn cứ khiếu nại theo quy định.
Trường hợp cần thiết, làm việc trực tiếp với người tố cáo về nội dung tố cáo tiếp. Với quy trình cũng như phản ánh trong các bước xác minh. Hướng đến thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan để quyết định xử lý đối với tố cáo tiếp. Đưa ra các hướng giải quyết, làm rõ và trả lời đối với kết quả đã được cấp dưới đưa ra.
Việc xử lý được thực hiện như sau:
Sau quá trình xác minh và thực hiện các kiểm tra, đánh giá với giấy tờ, tài liệu. Thực hiện các giải quyết ứng với từng kết quả điều tra như sau:
– Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó là đúng quy định của pháp luật: Đã đảm bảo đúng với trình tự, thủ tục. Cũng như đảm bảo các quyền và lợi ích cho chủ thể liên quan theo quy định của pháp luật. Thì không giải quyết lại vụ việc tố cáo, và giữ nguyên kết quả trước đó. Đồng thời thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người tố cáo về việc không giải quyết lại. Để họ nắm được đối với nội dung kiểm tra. Khẳng định, chứng minh với các đảm bảo trong công tác thực thi pháp luật.
– Trường hợp việc giải quyết tố cáo trước đó là không đúng thẩm quyền. Các cơ quan cấp dưới không đảm bảo hiệu quả giải quyết nội dung tố cáo. Thì tiến hành giải quyết tố cáo theo thẩm quyền, thực hiện giải quyết lại theo quy định pháp luật. Hoặc chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Đảm bảo hiệu quả với các phương diện tiếp cận chuyên môn, nghiệp vụ. Cũng như phân công và phối hợp trong công tác thực thi quyền lực nhà nước. Hướng đến đảm bảo quyền, lợi ích và nghĩa vụ đúng theo quy định.
– Trong một số trường hợp được liệt kê theo nội dung quy định tại khoản 3 Điều này. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết lại vụ việc tố cáo. Tiến hành với các đảm bảo theo thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo quy định tại Chương này. Cũng như đảm bảo khách quan, chính xác đối với thực thi pháp luật.
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Khiếu nại kết luận giải quyết tố cáo“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề: Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, đơn xác nhận độc thân, xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM, dịch vụ thám tử, đăng ký lại khai sinh, quy định tạm ngừng kinh doanh, công ty tạm ngưng kinh doanh, mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, tạm ngừng kinh doanh, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu… hãy liên hệ 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Rút tố cáo là quyền của người tố cáo, Luật tố cáo quy định về việc rút tố cáo như sau:
Người tố cáo có quyền rút toàn bộ nội dung tố cáo hoặc một phần nội dung tố cáo trước khi người giải quyết tố cáo ra kết luận nội dung tố cáo. Việc rút tố cáo phải được thực hiện băng văn bản.
Trường hợp người tố cáo rút một phần nội dung tố cáo thì phần còn lại được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật Tố cáo;
Trường hợp người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 34 của Luật Tố cáo. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo mà có một hoặc một số người tố cáo rút tố cáo thì tố cáo vẫn tiếp tục được giải quyết theo quy định của Luật Tố cáo.
Người đã rút tố cáo không được hưởng quyền và không phải thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 9 cua Luật Tố cáo số 25/2018/QH14, trừ trường hợp người tố cáo rút tố cáo nhưng có căn cứ xác định người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vẫn phải chịu trách nhiệm về hành vi tố cáo của mình, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trường họp người tố cáo rút tố cáo mà người giải quyết tố cáo xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ xác định việc rút tố cáo do bị đe dọa, mua chuộc hoặc người tố cáo lợi dụng việc tố cáo để vu khống, xúc phạm, gây thiệt hại cho người bị tố cáo thì vụ việc tố cáo vẫn phải được giải quyết.
Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo được quy định tại Điều 34 Luật tố cáo.
Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo:
Người giải quyết tố cáo ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo khi có một trong các căn cứ sau đây:
Cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc đợi kết quả giải quyết vụ việc khác có liên quan;
Cần đợi kết quả giám định bổ sung, giám định lại.
Khi căn cứ tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo không còn thì người giải quyết tố cáo ra ngay quyết định tiếp tục giải quyết tố cáo; thời gian tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo không tính vào thời hạn giải quyết tố cáo.
Đình chỉ việc giải quyết tố cáo
Người giải quyết tố cáo ra quyết định đình chỉ việc giải quyết tố cáo khi có một trong các căn cứ sau đây:
Người tố cáo rút toàn bộ nội dung tố cáo, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật tố cáo
Người bị tố cáo là cá nhân chết và nội dung tố cáo chỉ liên quan đên trách nhiệm của người bị tố cáo;
Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
Quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết tố cáo phải nêu rõ lý do, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và gửi đến người tố cáo, người bị tố cáo trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định.
Trường hợp quá thời hạn quy định tại Điều 30 của Luật Tố cáo mà tố cáo chưa được giải quyết, người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo tiếp, người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có văn bản yêu cầu người giải quyết tố cáo báo cáo về quá trĩnh giải quyết tố cáo, lý do về việc chậm giải quyết tố cáo và xác định trách nhiệm giải quyết tố cáo.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiêp, người giải quyêt tô cáo phải gửi báo cáo theo quy định tại khoản 2 ở trên; tiếp tục giải quyết tố cáo theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp và báo cáo kết quả giải quyết, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 ở trên.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp theo dõi, đôn đốc việc giải quyết tố cáo; thông báo cho người tô cáo biêt về việc xem xét, giải quyết tố cáo; áp dụng biện pháp xử lý theo thâm quyên hoặc kiên nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với người có thẩm quyền mà không giải quyết tố cáo theo đúng thời gian quy định.
Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu không khách quan thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết vụ việc tố cáo.