Đất đai là một loại tài sản quý giá của nhà nước và người dân, vậy nên khi quyền và lợi ích của người sử dụng đất bị ảnh hưởng thì rất dễ xảy ra tranh chấp về đất đai, việc tranh chấp này có thể diễn ra giữa cá nhân với cá nhân hoặc giữa cá nhân với tổ chức…. Hay khi quyết định hành chính hay hành vi hành chính của các cơ quan tổ chức Nhà nước làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thì khi đó công dân có thể thực hiện việc khiếu nại đất đai lên cơ quan có thẩm quyền. Vậy thì “khiếu nại đất đai và tranh chấp đất đai” khác nhau như thế nào?. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Khiếu nại đất đai và tranh chấp đất đai khác nhau thế nào?
Tranh chấp đất đai được hiểu là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Bản chất tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ sử dụng đất đai của các chủ thể có liên quan đến quyền sử dụng mảnh đất đó.
Khiếu nại về đất đai là việc các cơ quan, tổ chức, công dân đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trong quản lý đất đai khi có căn cứ cho rằng các quyết định, hành vi đó là xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bản chất khiếu nại đất đai là việc đề nghị cơ quan nhà nước, cán bộ công chức có thẩm quyền xem lại quyết định hành chính, hành vi hành chính đối với quyền sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức có liên quan đến mảnh đất đó.
Tranh chấp đất đai và khiếu nại về đất đai là hai hiện tượng khá gần gũi với nhau. Bởi lẽ, cả hai đều thể hiện những xung đột về quyền và lợi ích liên quan đến quyền sử dụng đất giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ đất đai.
Về bản chất pháp lý
Tranh chấp đất đai là xung đột về quyền lợi giữa các chủ thể sử dụng đất với nhau trong quá trình sử dụng đất.
Khiếu nại về đất đai là sự xung đột giữa chủ thể sử dụng đất với cơ quan quản lý nhà nước về đất đai khi các cơ quan này ban hành các quyết định hoặc thực hiện các hành vi hành chính có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể sử dụng đất.
Về đối tượng
Đối tượng của tranh chấp đất đai: quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
Đối tượng của khiếu nại về đất đai: các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước hoặc hành vi hành chính của người có thẩm quyền của các cơ quan đó trong quá trình quản lý đất đai gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức sử dụng đất.
Về cơ chế giải quyết
Tranh chấp đất đai thường có nhiều biện pháp giải quyết khác nhau là thương lượng, hòa giải, giải quyết tại cơ quan hành chính có thẩm quyền và giải quyết tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Khiếu nại về đất đai chỉ có hai hình thức giải quyết: khiếu nại đến cơ quan hành chính có thẩm quyền theo pháp luật khiếu nại (cơ quan hành chính đã ra quyết định bị khiếu nại hoặc cơ quan cấp trên của cơ quan đó), hoặc khởi kiện theo pháp luật tố tụng hành chính.
Về các dạng
Tranh chấp đất đai bao gồm các dạng: tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp về các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, tranh chấp về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất.
Khiếu nại về đất đai bao gồm các dạng: khiếu nại về quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư, quyết định cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyết định gia hạn thời hạn sử dụng đất; khiếu nại về hành vi hành chính của cán bộ, công chức nhà nước khi thực hiện công vụ liên quan đến hoạt động nói trên.
Quy định về giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
* Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
* Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, cụ thể:
+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Quy định về giải quyết khiếu nại đất đai
Trong lĩnh vực đất đai, việc khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết là nghĩa vụ của người khiếu nại. Do đó, việc xác định được chủ thể có thẩm quyền là vấn đề rất quan trọng.
Căn cứ theo quy định của pháp luật, việc phân định thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai được quy định như sau:
– Chủ tịch UBND các cấp giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai của mình, của người do mình quản lý trực tiếp;
– Thủ trưởng các cơ quan quản lý đất đai và các cơ quan, đơn vị liên quan khác giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai của mình hoặc của cán bộ công chức do mình quản lý trực tiếp;
– Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường giải quyết lần đầu đối với khiếu nại quyết định hành chính của mình hoặc của người mình trực tiếp quản lý;
– Thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai về đất đai thuộc Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường; Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc mà thủ trưởng các quan đơn vị này đã giải quyết khiếu nại lần đầu nhưng quyết định giải quyết đó không được người sử dụng đất đồng ý, tiếp tục khiếu nại lên cấp trên.
Thời hạn giải quyết khiếu nại
Thời hạn giải quyết khiếu nại là khoảng thời gian mà người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải thực hiện việc giải quyết khiếu nại. Hết thời hạn sẽ bị coi là vi phạm pháp luật.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu
Theo Điều 28 Luật Khiếu nại 2011 thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu như sau:
– Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.
– Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai
Theo Điều 37 Luật Khiếu nại 2011 thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai như sau:
– Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
– Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Khiếu nại đất đai và tranh chấp đất đai” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soạn thảo mẫu đơn tranh chấp ranh giới đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục mua bán đất rừng sản xuất năm 2022
- Trách nhiệm trả nợ chung của vợ chồng
- Quy định về đất rừng phòng hộ năm 2023
- Đất rừng đặc dụng có xây nhà được không theo quy định 2023?
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:
“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
…”
Theo đó, nếu anh đã yêu cầu người hàng xóm giải quyết phần đất lấn chiếm nhưng hàng xóm anh không thực hiện thì anh có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi anh đang ở để yêu cầu Ủy ban nhân dân giải quyết tranh chấp. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai sẽ được Ủy ban nhân cấp phường thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Điều kiện thực hiện quyền khiếu nại theo thủ tục khiếu nại lần đầu
Để thực hiện quyền khiếu nại đất đai phải có đủ điều kiện sau:
– Người khiếu nại tự mình thực hiện thì phải là người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất chịu sự tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại;
– Có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình (trái pháp luật nhưng không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì không có quyền khiếu nại mà có quyền tố cáo).
– Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có người đại diện hợp pháp thực hiện khiếu nại trong trường hợp khiếu nại thông qua người đại diện;
– Việc khiếu nại chưa được toà án thụ lý để giải quyết.
– Còn thời hiệu, thời hạn khiếu nại hoặc đã hết thời hiệu, thời hạn mà có lý do chính đáng.
– Khiếu nại chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai (điều kiện này áp dụng với trường hợp đã có quyết định khiếu nại lần 1 nhưng không đồng ý).
Điều kiện thực hiện khiếu nại theo thủ tục khiếu nại lần hai
Ngoài các điều kiện theo thủ tục khiếu nại lần đầu thì khi thực hiện quyền khiếu nại theo thủ tục khiếu nại lần 2 thì phải có quyết định giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu.