Trong hoạt động kinh doanh và sản xuất, việc đóng thuế đúng pháp luật rất quan trọng. Một khi đã có ai làm sai chúng ta hoàn toàn có quyền khiếu nại Chi cục Thuế. Đây là hành động hoàn toàn đúng pháp luật để tố cáo những hành vi xấu đảm bảo cho hoạt động kinh doanh hiệu quả. Để hiểu hơn về các quy định về khiếu nại Chi cục Thuế, mời bạn tham khảo tại Luật sư X.
Khiếu nại Chi cục Thuế
Người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
– Quyết định hành chính là quyết định bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan quản lý thuế được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý thuế. Quyết định hành chính của cơ quan quản lý thuế bao gồm:
Quyết định ấn định thuế; thông báo nộp thuế;
Quyết định miễn thuế, giảm thuế;
Quyết định hoàn thuế; quyết định không thu thuế;
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế;
Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
Các quyết định hành chính thuế khác theo quy định của pháp luật.
– Hành vi hành chính là việc hành động hay không hành động khi thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế, người được giao nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế.
Trình tự giải quyết khiếu nại về thuế
Hồ sơ giải quyết khiếu nại
Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);
Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);
Quyết định giải quyết khiếu nại;
Các tài liệu khác có liên quan.
Đình chỉ việc giải quyết khiếu nại
Khi người khiếu nại có đơn rút khiếu nại hoặc có ý kiến ghi vào biên bản làm việc là đồng ý rút đơn khiếu nại và ký vào biên bản, người có trách nhiệm xác minh (đối với vụ việc phải xác minh) hoặc người được phân công xử lý đơn (đối với vụ việc giải quyết ngay) dự thảo văn bản báo cáo và dự thảo Quyết định đình chỉ việc giải quyết khiếu nại, trình người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn rút khiếu nại hoặc người khiếu nại đồng ý rút đơn khiếu nại
Người giải quyết khiếu nại xem xét, ký ban hành Quyết định đình chỉ trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của người có trách nhiệm xác minh và gửi cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đã chuyển khiếu nại đến.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày Lãnh đạo Cơ quan Thuế ký ban hành Quyết định đình chỉ, công chức thuộc Bộ phận được giao nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại của người nộp thuế cập nhật trên ứng dụng KTNB.
Trưởng Bộ phận được giao nhiệm vụ tham mưu giải quyết khiếu nại của người nộp thuế duyệt trên ứng dụng KTNB các thông tin tại văn bản trả lời khiếu nại đã cập nhật vào ứng dụng KTNB trước khi công khai trên Cổng thông tin điện tử ngành Thuế.
Thủ tục giải quyết khiếu nại
Tiếp nhận đơn khiếu nại
Bước 1: Phân loại, đề xuất xử lý đơn khiếu nại
Bước 2: Duyệt đề xuất xử lý đơn khiếu nại
Bước 3: Công khai văn bản trả lời người khiếu nại trong quá trình phân loại, đề xuất xử lý đơn
Giải quyết khiếu nại
Đối với trường hợp vụ việc có tính chất phức tạp cần xác minh thực tế:
Bước 1: Làm việc với người khiếu nại
Bước 2: Dự thảo quyết định và xây dựng kế hoạch xác minh
Bước 3: Duyệt ký Quyết định và phê duyệt Kế hoạch xác minh nội dung khiếu nại
Bước 4: Công bố quyết định xác minh
Bước 5: Tiến hành xác minh
Bước 6: Lập báo cáo kết quả xác minh và dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại
Bước 7: Lấy ý kiến tham gia; tham vấn nội bộ, tư vấn; giám định của các cơ quan chuyên môn (trong trường hợp cần thiết)
Bước 8: Thẩm định văn bản
Bước 9: Tổ chức đối thoại
Bước 10: Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại
Bước 11: Gửi quyết định giải quyết khiếu nại
Bước 12: Công khai văn bản trả lời người khiếu nại trong quá trình giải quyết đơn khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại
Bước 13: Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật
Bước 14: Nhập liệu phần mềm và lưu trữ hồ sơ giải quyết khiếu nại
Đối với trường hợp giải quyết ngay
Bước 1: Làm việc với người khiếu nại
Bước 2: Lập dự thảo báo cáo kết quả xác minh tại hồ sơ nội dung khiếu nại và dự thảo quyết định giải quyết khiếu nại
Bước 3: Lấy ý kiến tham gia, tư vấn, giám định của các cơ quan chuyên môn (trường hợp cần thiết).
Bước 4: Thẩm định văn bản
Bước 5: Tổ chức đối thoại
Bước 6: Ban hành quyết định giải quyết khiếu nại
Bước 7: Gửi quyết định giải quyết khiếu nại
Bước 8: Công khai kết quả giải quyết khiếu nại
Bước 9: Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại
Bước 10: Nhập liệu phần mềm và lưu trữ hồ sơ giải quyết khiếu nại
Thời hạn giải quyết khiếu nại
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu: Không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai: không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của cơ quan quản lý thuế
– Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
– Cục trưởng Cục Thuế, Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu có thẩm quyền:
Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp;
Giải quyết khiếu nại mà Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, đội trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu đã giải quyết nhưng còn có khiếu nại.
– Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền:
Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp;
Giải quyết khiếu nại mà Cục trưởng Cục thuế, Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại.
– Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền:
Giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp;
Giải quyết khiếu nại mà Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại.
Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý thuế trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế
– Cơ quan quản lý thuế khi nhận được khiếu nại, tố cáo về thuế phải xem xét, giải quyết trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
– Cơ quan quản lý thuế nhận được khiếu nại về thuế có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại; nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu thì có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại.
– Cơ quan quản lý thuế phải hoàn trả tiền thuế, tiền chậm nộp, số tiền phạt thu không đúng và trả tiền lãi theo lãi suất tính trên số tiền thuế, tiền phạt thu không đúng của người nộp thuế, của bên thứ ba trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc từ ngày nhận được quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
– Trường hợp số thuế phải nộp xác định tại quyết định giải quyết khiếu nại cao hơn so với số thuế phải nộp xác định tại quyết định hành chính bị khiếu nại thì người nộp thuế phải nộp đầy đủ số thuế còn thiếu trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại.
Mời bạn xem thêm
- Cơ quan nào có đủ thẩm quyền giải quyết việc trốn thuế?
- Nâng cao hiệu quả của chính sách thuế – hải quan, hỗ trợ doanh nghiệp
- Thủ tục kê khai và nộp thuế bảo vệ môi trường tại Việt Nam 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Khiếu nại Chi cục Thuế“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mẫu đơn xin trích lục bản án ly hôn; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
FB: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người khiếu nại chuẩn bị và nộp đơn khiếu nại. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
Khiếu nại trực tiếp: Người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định như khiếu nại bằng đơn khiếu nại.
Người vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan thuế nào thì cơ quan thuế đó có trách nhiệm giải quyết.
Đối với hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người đứng đầu cơ quan thuế nào thì người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết.
Đơn khiếu nại hoặc bản ghi lời khiếu nại;
Tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
Biên bản kiểm tra, xác minh, kết luận, kết quả giám định (nếu có);
Biên bản tổ chức đối thoại (nếu có);
Quyết định giải quyết khiếu nại;
Các tài liệu khác có liên quan.
Đình chỉ việc giải quyết khiếu nại.