Khi không đồng ý với quyết định xử phạt hành chính của cảnh sát giao thông (CSGT) và có căn cứ cho rằng việc cảnh sát giao thông xử phạt như vậy là xâm phạm quyền lợi của mình, người dân có quyền khiếu kiện. Vậy khi khiếu kiện quyết định hành chính của CSGT thì đến cơ quan nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật Tố tụng hành chính năm 2015
Phân biệt khiếu nại hành chính và khiếu kiện hành chính.
Thứ nhất: Về căn cứ pháp lý
Đối với việc khiếu nại hành chính được quy định cụ thể trong Luật Khiếu nại năm 2011. Còn đối với khởi kiện hành chính được quy định trong Luật Tố tụng hành chính năm 2015.
– Thứ hai: Về khái niệm
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011: Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Điều luật quy định về giải thích từ ngữ trong Luật Tố tụng hành chính 2015 không nêu khởi kiện hành chính là gì. Tuy nhiên, về bản chất của khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm trực tiếp bởi các loại đối tượng hành chính trên (quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh…).
– Thứ ba: Về chủ thể
Chủ thể trong quy định của Luật Khiếu nại gồm: Người khiếu nại (là công dân, cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức có quyền khiếu nại); Người bị khiếu nại; Người giải quyết khiếu nại (Thủ trưởng cơ quan, tổ chức ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính); Người có quyền, nghĩa vụ liên quan.
Còn chủ thể theo quy định trong Luật Tố tụng hành chính năm 2015 quy định gồm: Người khởi kiện (cơ quan, tổ chức, cá nhân); Người bị kiện; Người giải quyết (Tòa án có thẩm quyền giải quyết cụ thể là Thẩm phán được Chánh án phân công giải quyết. Nếu vụ án đưa ra xét xử thì phải có Hội đồng xét xử gồm Thẩm phán và các Hội thẩm nhân nhân dân); Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Thứ tư: Về đối tượng khiếu nại, khởi kiện
Đối tượng trong Khiếu nại hành chính gồm 03 đối tượng: Quyết định hành chính; Hành vi hành chính; Quyết định kỷ luật cán bộ, công chức (khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011).
Đối tượng trong khởi kiện vụ án hành chính gồm 05 đối tượng: Quyết định hành chính; Hành vi hành chính; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống; Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; Khiếu kiện danh sách cử tri (Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015).
Như vậy, đối tượng trong khởi kiện rộng hơn trong khiếu nại, trong khiếu nại chỉ có 3 đối tượng, còn trong khởi kiện là 05 đối tượng.
– Thứ năm: Về hình thức khiếu nại, khởi kiện
Trong Khiếu nại: Công dân có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức: Khiếu nại trực tiếp hoặc khiếu nại bằng đơn (theo Điều 8 Luật Khiếu nại 2011).
Còn trong Khởi kiện vụ án hành chính công dân chỉ được 1 hình thức: Khởi kiện bằng đơn khởi kiện (Điều 117 Luật Tố tụng hành chính 2015). Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng một trong các phương thức sau đây: Nộp trực tiếp tại Tòa án, gửi qua dịch vụ bưu chính, gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Chủ thể tham gia tố tụng khi khiếu kiện quyết định hành chính là ai?
Theo Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2019 thì:
– Người khởi kiện: Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với các đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính có ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ.
– Người bị kiện: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện.
– Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Cơ quan, tổ chức, cá nhân tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc theo đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Về đối tượng khởi kiện:
(Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015 (sửa đổi, bổ sung 2019))
– Hành vi hành chính, trừ một số trường hợp pháp luật quy định không được khởi kiện;
– Quyết định hành chính, trừ một số trường hợp pháp luật quy định không được khởi kiện;
– Quyết định kỷ luật buộc thôi việc từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống;
– Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Về hình thức:
(Điều 117, Điều 118 Luật Tố tụng hành chính 2015).
– Khi khởi kiện vụ án hành chính thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải làm đơn khởi kiện.
– Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
Về thời hiệu:
(Khoản 2, 3 Điều 116 Luật Tố tụng hành chính 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019))
– 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
– 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Vừa khiếu nại vừa khiếu kiện được không?
Theo quy định hiện hành, không bắt buộc một chủ thể phải thực hiện việc khiếu nại trước rồi mới được thực hiện khởi kiện vụ án hành chính. Nếu một chủ thể vừa có quyền khởi kiện, vừa có quyền khiếu nại thì người đó có thể lựa chọn một trong hai hình thức trên để có thể giải quyết các vụ việc nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Khiếu kiện quyết định hành chính của CSGT thì đến cơ quan nào?
Căn cứ Khoản 1 Điều 31 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:
Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.
3. Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
Do đó, quyết định hành chính của CSGT bạn có thể đến tòa án huyện để nộp đơn khiếu kiện để đảm bảo quyền lợi của mình.
Khiếu kiện quyết định hành chính nào thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết?
Căn cứ Điều 30 Văn bản Luật trên quy định về khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:
a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;
b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;
c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
3. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
4. Khiếu kiện danh sách cử tri
Trên đây là những quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân giải quyết.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Có thể xin cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu ở bất kỳ tỉnh thành nào?
- Mất hộ chiếu có được trình báo tại nơi tạm trú hay không?
- Mới 19 tuổi thì có thể bảo lĩnh cho bị can trong vụ án hình sự hay không?
- Thi hành án tử hình, thân nhân có được hỗ trợ chi phí mai táng?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Khiếu kiện quyết định hành chính của CSGT thì đến cơ quan nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Quyết định hành chính “là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể”
Quyết định hành chính chỉ có hiệu lực trở về trước trong trường hợp có lợi cho đối tượng thi hành và không ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác
Khoản 2 và khoản 4 Điều 3 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định:
“2. Quyết định hành chính bị kiện là quyết định quy định tại khoản 1 Điều này mà quyết định đó làm phát sinh, thay đổi, hạn chế, chấm dứt quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có nội dung làm phát sinh nghĩa vụ, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.