Khi tham gia giao thông, người điều khiển các phương tiện giao thông phải tuân thủ theo các nguyên tắc và phải đáp ứng được các điều kiện mà pháp luật đặt ra. Bởi khi người điều khiển phương tiện giao thông tuân thủ theo các quy định này sẽ khiến cho tình trạng tai nạn giao thông giảm đi và mức thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra cũng sẽ suy giảm. vậy pháp luật quy định cụ thể về trường hợp “Khi vượt xe khác phải đảm bảo những điều kiện gì”?. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Quy định về vượt xe khi tham gia giao thông
Trong những điều luật được quy định tại Điều 14 Luật giao thông đường bộ; có quy định rõ ràng muốn vượt xe khi tham gia giao thông thì người điều khiển phương tiện phải thực hiện những nguyên tắc sau:
- Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
- Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước; không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
- Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái; trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải.
- Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái.
- Khi xe điện đang chạy giữa đường;
- Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
Các trường hợp được phép vượt bên phải
Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:
– Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
– Khi xe điện đang chạy giữa đường;
– Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.
Các trường hợp không được vượt xe
Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:
– Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ. (Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác)
– Trên cầu hẹp có một làn xe;
– Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;
– Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
– Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;
– Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Đối với xe đi phía trước; khi có xe xin vượt; nếu đủ điều kiện an toàn; người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ; đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua; không được gây trở ngại đối với xe xin vượt
Khi vượt xe khác phải đảm bảo những điều kiện gì?
Điều kiện được vượt xe
– Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
– Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
– Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.
Phải báo hiệu bằng đèn hoặc bằng còi
Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi. Tuy nhiên từ 22h – 5h chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.
Chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật
Xe xin vượt chỉ được vượt khi:
– Không có chướng ngại vật phía trước;
– Không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt;
– Xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.
Phải vượt xe về bên trái
Đối với các đường chỉ có một làn xe chạy, khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, ngoại trừ 3 trường hợp sau được vượt phải:
– Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;
– Khi xe điện đang chạy giữa đường;
– Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được. Ví dụ: Xe lu đang làm đường trên làn ngoài cùng bên trái thì các xe khác được vượt phải.
Trong đó, vượt phải là tình huống giao thông khi có một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều (Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ).
Đối với đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái thì được phép vượt phía bên phải miễn là tuân thủ quy định về tốc độ và loại phương tiện sử dụng làn đường.
Khi chuyển làn phải tuân thủ theo quy tắc giao thông đường bộ (điểm b khoản 6 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, khoản 3.61 Điều 3 Quy chuẩn 41:2016/BGTVT).
Giảm tốc độ khi có xe xin vượt
Khi có xe xin vượt, nếu có đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại cho xe xin vượt.
Quy định xử phạt hành vi vượt xe sai quy định
Vượt xe không đúng quy định sẽ bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, như sau:
Đối với người điều khiển xe ô tô
Vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (điểm i khoản 4 Điều 5). Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5).
Vượt xe trong những trường hợp không được vượt; vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (điểm d khoản 5 Điều 5).
Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (điểm b khoản 11 Điều 5).
Vượt xe khi tham gia giao thông không đúng quy định gây tai nạn giao thông; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng (điểm a khoản 7 Điều 5). Ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (điểm c khoản 11 Điều 5).
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy
Vượt bên phải trong trường hợp không được phép: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (điểm h khoản 3 Điều 6).
Vượt xe trong những trường hợp không được vượt; vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển; trừ trường hợp vi phạm vượt bên phải trong trường hợp không được phép; Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng (điểm c khoản 4 Điều 6).
Vượt bên phải trong trường hợp không được phép: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (điểm h khoản 3 Điều 6).
Vượt xe trong những trường hợp không được vượt; vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển; trừ trường hợp vi phạm vượt bên phải trong trường hợp không được phép; Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng (điểm c khoản 4 Điều 6).
Vượt bên phải trong trường hợp không được phép: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (điểm h khoản 3 Điều 6).
Vượt xe trong những trường hợp không được vượt; vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt đối với loại phương tiện đang điều khiển; trừ trường hợp vi phạm vượt bên phải trong trường hợp không được phép; Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng (điểm c khoản 4 Điều 6).
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Khi vượt xe khác phải đảm bảo những điều kiện gì chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Khi vượt xe khác phải đảm bảo những điều kiện gì”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về hồ sơ giải thể công ty… thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Người bao nhiêu tuổi không được uống rượu bia?
- Độ tuổi được phép uống rượu ở Việt Nam là bao nhiêu?
- Uống rượu bia có được lên máy bay không?
Câu hỏi thường gặp
Vượt xe không đúng quy định: Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (điểm h khoản 3 Điều 7).
Vượt xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông; Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (điểm a khoản 7 Điều 7).
Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo); chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng); từ 02 tháng đến 04 tháng (điểm b khoản 10 Điều 7).
Đối với người điều khiển xe đạp; xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác.
Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép: Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng (điểm d khoản 1 Điều 8).
Khi thấy tình hình đảm bảo vượt xe an toàn, người lái có thể bắt đầu chuẩn bị vượt xe. Tuy nhiên cần lưu ý các vấn đề sau:
Không đi quá sát xe phía trước khi chuẩn bị vượt
Không nên chạy quá sát xe phía trước. Bởi điều này sẽ khiến tầm quan sát của người lái bị hạn chế, khó thấy rõ được phần đường phía trước, giảm khả năng xử lý các tình huống bất ngờ. Nếu đột ngột xuất hiện chướng ngại vật trên đường hoặc xe chạy ngược đi tới thì sẽ rất nguy hiểm.
Không vượt ngay sau khi ra tín hiệu xin vượt
Trước khi vượt, người lái cần bật đèn xi nhan, bấm còi hay nháy đèn pha để ra tín hiệu với xe phía trước. Sau khi ra tín hiệu không vượt ngay mà hãy đợi vài giây để chắc chắn xe phía trước đã nhận được tín hiệu và xem phản hồi từ họ.
Nếu thấy xe phía trước bật xi nhan theo hướng mình định vượt hay bật đèn báo khẩn cấp thì tuyệt đối không vượt. Vì khi này họ đang ra tín hiệu không cho vượt. Nguyên nhân có thể phía trước không đảm bảo an toàn để vượt. Nếu thấy xe phía trước bật đèn xi nhan sang phải đồng thời hơi chuyển hướng nhẹ về bên phải của phần đường nghĩa là họ đã nhường đường cho phép vượt.
Vượt dứt khoát
Khi vượt xe ô tô cần đạp ga vượt dứt khoát. Không chần chừ, nao núng, không duy trì chạy song song với xe bên cạnh quá lâu. Trong trường hợp cảm thấy lo lắng thì khi chạy đến vị trí ngang với đầu xe phía trước, người lái có thể giữ lại nhịp 1 – 2 giây để quan sát. Nếu phía trước an toàn, thông thoáng thì đạp ga dứt khoát để xe chạy vượt lên trên.
Đảm bảo đủ khoảng cách an toàn mới nhập lại làn
Sau khi vượt lên không nhập ngay lại vào làn. Hãy quan sát gương chiếu hậu để chắc chắn đã tạo được đủ khoảng cách an toàn với xe vừa vượt mới cho xe nhập lại làn. Tuyệt đối không cúp đầu xe vừa vượt.
Duy trì tốc độ cao hơn sau khi vượt
Sau khi vượt nên duy trì tốc độ xe cao hơn. Tránh vừa vượt xe thì rà phanh, giảm tốc đột ngột. Điều này rất nguy hiểm bởi xe phía sau có thể xử lý không kịp.