Xin chào Luật sư X. Tôi có câu hỏi thắc mắc cần được Luật sư giải đáp như sau: Sắp tới đây, gia đình tôi có kế hoạch về quê ngoại chơi. Quê ngoại cách nhà tôi 70km nên tôi muốn đi xe máy cho tiện. Tuy nhiên, gia đình chỉ có một chiếc xe máy mà có 03 người: chồng tôi, tôi và đứa con trai đã học lớp 8. Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này gia đình tôi có được phép chở 3 người không? Nếu chở 3 thì liệu có bị phạt gì không? Rất mong Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến chúng tôi. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết “Khi nào xe máy được chở 3 người khi tham gia giao thông?” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Khi nào xe máy được chở 3 người khi tham gia giao thông?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 30 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về số người mà người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được phép chở khi tham gia giao thông:
“Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:
a) Chở người bệnh đi cấp cứu;
b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trẻ em dưới 14 tuổi”
Như vậy theo quy định của pháp luật hiện hành thì người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người cụ thể như sau:
-Người điều khiển chở người bệnh đi cấp cứu;
-Người điều khiển đang áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
-Người điều khiển đang chở trẻ em dưới 14 tuổi.
Ngoài những trường hợp được nêu trên thì người điều khiển nếu chở quá số người quy định sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Như vậy, trong 3 trường hợp trên người điều khiển xe máy được phép “kẹp 3” mà không bị xử phạt vi phạm hành chính về giao thông.
Xe máy chở quá số người quy định bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Điều 23 Nghị định 100/2019, sửa đổi bởi khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với người điều khiển xe mô tô chở quá số người quy định như sau:
STT | Hành vi | Mức phạt |
1 | Chở theo 02 người trên xe | 200.000 đồng – 300.000 đồng |
2 | Chở theo từ 03 người trở lên trên xe | – 400.000 đồng – 600.000 đồng – Tước Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng |
Như vậy, người điều khiển xe máy chở quá số người quy định có thể bị xử phạt từ 200.000 đồng – 600.000 đồng. Ngoài mức phạt hành chính, người điều khiển xe nếu vi phạm quy định chở quá số người quy định còn bị áp dụng theo hình phạt bổ sung. Căn cứ Điểm b, Khoản 10 của Điều 6 Nghị định số: 100/2019/NĐ-CP năm 2019, bạn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Xe máy chở quá số người quy định và gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?
Về vấn đề xác định lỗi của các bên khi xảy ra tai nạn
Theo quy định hiện nay thì khi xảy ra tai nạn giao thông thì các bên phải giữ nguyên hiện trường để phía cảnh sát giao thông lập biên bản điều tra hiện trường. Khi có cảnh sát giao thông thì bạn có thể kiểm tra trong biên bản điều tra hiện trường để xác định lỗi của các bên.
Về mức phạt đối với xe máy chở quá số người quy định và gây tai nạn giao thông
Căn cứ theo quy định tại điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
Theo đó, người điều khiển xe mô tô chở quá số người quy định và gây tai nạn giao thông có thể bị xử phạt từ 200.000 đồng – 600.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Về vấn đề chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi chở quá số người quy định và gây tai nạn giao thông
Điều 12 của Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về độ tuổi cần phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm theo quy định tại Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017.
+ Theo điều 260: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ (Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017) Người tham gia giao thông mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho người khác theo các trường hợp:
- Gây chết người
- Gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho một người từ 61% trở lên
- Gây thương tích, tổn hại sức khỏe 61% – 121% đối với hai người trở lên
- Gây thiệt hại tài sản từ 100 triệu đến 500 triệu thì sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu – 100 triệu đồng thời sẽ phải chịu phạt phạt tù từ 1- 5 năm hoặc phạt cải tạo không giam giữ với thời hạn đến 3 năm.
Ngoài ra, người gây tai nạn giao thông cũng phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân.
Căn cứ vào Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại:
“Điều 584: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Theo quy định trên, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại dựa vào yếu tố lỗi của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm. Do đó, trường hợp của bạn nếu phía cảnh sát giao thông xác định người điều khiển Xe mô tô chở quá số người quy định gây tai nạn cho bạn hoàn toàn có lỗi thì người điều khiển xe máy này phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tài sản cho bạn.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật giao thông tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Khi nào xe máy được chở 3 người khi tham gia giao thông?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như soạn thảo mẫu trích lục khai tử bản chính. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Sang tên sổ đỏ có cần ký giáp ranh không theo quy định 2023?
- Cung cấp thông tin biện pháp bảo đảm theo quy định?
- Chấm dứt biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Câu hỏi thường gặp
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2016/BGTVT đã giải thích rất rõ thế nào là xe máy, xe gắn máy. Cụ thể như sau:
Xe môtô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400 kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy 3 bánh. Khái niệm này không bao gồm xe gắn máy nêu tại Khoản 3.40 quy định tại Điều này.
Theo quy định của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP, đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy khi có hành vi chở 3 thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt như sau:
Chở theo 02 người trên xe (trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật) sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng;
Chở theo 03 người trên xe (trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật) sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA, CSGT khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát chỉ được phép dừng xe người đi đường trong 04 trường hợp. Ngoài các trường hợp đã nêu, CSGT không được tùy tiện yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe.