Pháp luật quy định những nhu nhập và mức thu nhập cá người lao động phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Do đó, người lao động cần phải biết quy định về cách tính thuế thu nhập cá nhân để có thể đóng thuế đúng quy định. Pháp luật có quy định về tính thuế thu nhập cá nhân. Có thể nhiều người hiện nay chưa biết tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào hay chưa biết khi nào tính thuế thu nhập cá nhân? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi nội dung dưới đây của Luật sư X để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Ai phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
Để tránh bị xử phạt vi phạm do không nắm được quy định về việc nộp thuế do đó, những người có thu nhập đều phải nắm được quy định về việc nộp thuế thu nhập cá nhân. Trước hết, người lao động cần phải nắm được đối tượng nào phải nộp thuế thu nhập cá nhân và mình có thuộc đối tượng đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định hay không? Vậy, theo quy định hiện hành thì ai phải đóng thuế thu nhập cá nhân? Hãy theo dõi nội dung sau đây để hiểu rõ hơn nhé.
Căn cứ Điều 2 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 quy định về đối tượng nộp thuế như sau:
– Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007 phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
– Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
– Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Thuế Thu nhập cá nhân 2007.
Như vậy, những đối tượng nêu trên là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân.
Khi nào tính thuế thu nhập cá nhân
Để đảm bảo lợi ích của mình thì người lao động cần nắm được khi nào tính thuế thu nhập cá nhân. Việc tính thuế thu nhập cá nhân sẽ giúp người lao động tính toán trước được khoản thuê thì phải nộp là bao nhiêu hay mình có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không? Vậy, khi nào tính thuế thu nhập cá nhân? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung dưới đây nhé.
Theo quy định tại Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 định nghĩa thì thuế thu nhập cá nhân là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc đối với cá nhân khi có thu nhập tính thuế theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ tại Điều 21 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012), Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh, điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về khấu trừ thuế TNCN và Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC.
Theo đó, khi cá nhân không có người phụ thuộc thì phải nộp thuế thu nhập khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng sau khi đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản đóng góp khác như từ thiện, nhân đạo.
Một số trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng và có tổng mức trả thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Lưu ý: Cá nhân có thu nhập tính thuế theo quy định đối với mỗi khoản thu nhập sẽ có quy định riêng. Ngoài ra, thuế thu nhập cá nhân không chỉ áp dụng đối với cá nhân mà còn áp dụng đối với hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng.
Mức thuế thu nhập cá nhân phải đóng là bao nhiêu?
Để có thể tính thuế thu nhập cá nhân thì người lao động cần phải biết được mức thuế thu nhập cá nhân phải đóng là bao nhiêu. Pháp luật đã quy định cụ thể về mức thuế thu nhập cá nhân phải đóng. Vậy, mức thuế thu nhập cá nhân phải đóng là bao nhiêu? Hãy theo dõi nội dun sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
Mức thuế thu nhập cá nhân phải đóng sẽ tùy thuộc vào từng loại thu nhập và mức thu nhập tính thuế (tức là tổng thu nhập của một người trừ đi những khoản không tính thuế, khoản được miễn nếu có) mà mức thuế thu nhập cá nhân phải đóng như sau:
– Mức thuế thu nhập cá nhân phải đóng đối với người có thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính theo lũy tiến từng phần.
Nói cách khác, thu nhập tính thuế càng cao thì số thuế phải nộp càng nhiều, theo 07 bậc thuế sau: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30% và 35%.
– Đối với thu nhập khi chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Quy định về cách tính thuế thu nhập cá nhân
Bất cứ người lao động nào cũng nên biết cách tính thuế thu nhập cá nhân để đảm bảo quyền và lợi của bản thân cũng như tính toán được thu nhập của bản thân dể cân đối hợp lý. Pháp luật có quy định về cách tính thuế thu nhập cá nhân. Để biết cách tính thuế thu nhập cá nhân, người lao động cần phải nắm được quy định này. Dưới đây là quy định về cách tính thuế thu nhập cá nhân, bạn có thể tham khảo.
Hiện nay ngời lao động có thể tính thuế thu nhập cá nhân qua 3 cách:
– Khấu trừ 10%: Áp dụng với người ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động, khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân theo từng lần chi trả thu nhập từ 2.000.000 đồng trở lên (không phân biệt có mã số thuế hay không).
– Khấu trừ 20%: Áp dụng với người không cư trú thường là người nước ngoài.
– Tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần: Áp dụng với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên;
Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn phương pháp tính thuế theo biểu thuế lũy tiến từng phần (cách tính thuế thu nhập cá nhân phổ biến nhất) như sau:
Bậc | Thu nhập tính thuế /tháng | Thuế suất | Tính số thuế phải nộp | |
Cách 1 | Cách 2 | |||
1 | Đến 5 triệu đồng (trđ) | 5% | 0 trđ + 5% TNTT | 5% TNTT |
2 | Trên 5 trđ đến 10 trđ | 10% | 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ | 10% TNTT – 0,25 trđ |
3 | Trên 10 trđ đến 18 trđ | 15% | 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ | 15% TNTT – 0,75 trđ |
4 | Trên 18 trđ đến 32 trđ | 20% | 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ | 20% TNTT – 1,65 trđ |
5 | Trên 32 trđ đến 52 trđ | 25% | 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ | 25% TNTT – 3,25 trđ |
6 | Trên 52 trđ đến 80 trđ | 30% | 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ | 30 % TNTT – 5,85 trđ |
7 | Trên 80 trđ | 35% | 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ | 35% TNTT – 9,85 trđ |
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Khi nào tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định 2023?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin pháp lý như mẫu hợp đồng thuê nhà viết tay đơn giản. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 7 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012) quy định về kỳ tính thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:
“Điều 7. Kỳ tính thuế
1. Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú được quy định như sau:
a) Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công;
b) Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng;
c. Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
2. Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.“
Theo đó, kỳ tính thuế thu nhập cá nhân được xác định như trên.
Các khoản giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công bao gồm:
– Các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện;
– Giảm trừ gia cảnh:
Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay được thực hiện theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, như sau:
– Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
– Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
– Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo:
Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo được trừ vào thu nhập trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm:
– Khoản đóng góp vào tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa;
– Khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.