Bảo hộ nhãn hiệu nhằm tránh những rủi ro gặp phải về mặt pháp lý. Tuy nhiên khi nào thì nhãn hiệu không được bảo hộ? Đây không phải vấn đề mà ai cũng biết. Bài viết dưới đây của Luật sư X chúng tôi phần nào giúp các bạn đọc đưa ra được câu trả lời cho vấn đề này. Giúp tránh các rủi ro không đáng có về nhãn hiệu.
Cơ sở pháp lý
- Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
- Nghị định 99/2013/NĐ-CP ban hành ngày 29/08/2013
- Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (sửa đổi bởi thông tư 16/2016/TT-BKHCN)
Khi nào thì nhãn hiệu không được bảo hộ?
Theo quy định tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ. Các điều kiện mà nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ bao gồm:
– Dấu hiệu trùng; hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ; quốc huy của các nước.
– Dấu hiệu trùng; hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng; cờ, huy hiệu, dấu chứng nhận, tên viết tắt; tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội của Việt Nam và quốc tế; nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
– Dấu hiệu mô tả cụ thể đặc tính, nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
– Đối với nhãn hiệu, đặc biệt phải mang tính chất phân biệt đối với các nhãn hiệu khác. Ví dụ đối với các trường hợp nhãn hiệu có 1; hoặc 2 chữ cái không có nghĩa, các nhãn hiệu mang tính chất mô tả sản phẩm dịch vụ.
Hiểu một cách đơn giản thì nhãn hiệu không có tính sáng tạo; không mang tính phân biệt được các sản phẩm dịch vụ thì sẽ bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Rủi ro khi không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Mất quyền đăng ký nhãn hiệu
Căn cứ theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên được quy định tại khoản 14 Điều 1, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 thì văn bằng bảo hộ được cấp cho người nộp đơn hợp lệ và có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất. Theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể mất quyền đăng ký nhãn hiệu của mình do người khác đăng ký trước theo nguyên tắc trên.
Khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu
Căn cứ theo quy định tại Điều 125 Luật Sở hữu trí tuệ 2005; về quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Theo đó, nếu chủ sở hữu nhãn hiệu không được cấp văn bằng bảo hộ sẽ gặp khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình.
Nguy cơ bị xử phạt hành chính và bị kiện vì sử dụng nhãn hiệu trái phép
Theo điểm c, khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì chủ sở hữu của nhãn hiệu có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cũng theo khoản 1, Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì cơ quan có thẩm quyền và hình thức xử lý gồm: khởi kiện tại tòa án nhân dân, xử phạt vi phạm hành chính.
Ảnh hưởng đến uy tín trong kinh doanh
Để xây dựng và phát triển một nhãn hiệu trên thị trường chủ sở hữu nhãn hiệu phải đầu tư rất nhiều về tiền và nhân lực. Tuy nhiên, việc không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu dẫn đến nguy cơ người khác sử dụng nhãn hiệu đó sản xuất cho ra thị trường các sản phẩm kém chất lượng làm ảnh hưởng đến uy tín trong kinh doanh của mình.
Làm gì khi nhãn hiệu bị từ chối về mặt nội dung?
Bước 1: Xác định thời hạn trả lời
Theo quy định hiện hành tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (sửa đổi bởi thông tư 16/2016/TT-BKHCN) thời gian để người nộp đơn có ý kiến trả lời lại thông báo về nội dung là trong vòng 3 tháng kể từ ngày ký thông báo.
Bước 2: Xác định các thiếu sót nêu trong đơn
Thông báo của Cục SHTT nêu rõ các lý do từ chối nhãn hiệu thông thường bao gồm:
– Nhãn hiệu không có khả năng phân biệt
– Nhãn hiệu mang tính mô tả sản phẩm, dịch vụ hoặc chất lượng của sản phẩm
– Nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn với một hoặc một số Nhãn hiệu đã đăng ký trước đây cho cùng nhóm sản phẩm/dịch vụ (nhãn hiệu đối chứng)
Bước 3: Tìm cơ sở và soạn thảo văn bản trả lời
Sau khi xác định được những căn cứ từ chối, nếu khắc phục được hoặc có cơ sở để phản đối chủ đơn cần soạn thảo văn bản trả lời như sau:
– Loại bỏ các nhóm sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ
– Đưa ra lập luận, căn cứ làm nổi bật sự khác nhau giữa các nhãn hiệu
– Nêu ra các căn cứ, lý lẽ nếu người nộp đơn cho rằng thông báo của Cục SHTT còn chưa xác đáng
Trong công văn trả lời, người nộp đơn nêu rõ số đơn, ngày nộp đơn và nội dung yêu cầu sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Nộp văn bản trả lời tại cục SHTT
Sau khi hoàn tất công văn trả lời, người nộp đơn có thể nộp tại Cục SHTT, bổ sung các loại phí (nếu có) theo quy định để đơn tiếp tục được xem xét nếu người nộp đơn không trả lời hoặc trả lời thiếu sót chưa xác đáng, Cục SHTT sẽ ra quyết định từ chối chấp cấp bằng.
Video Luật sư giải đáp thắc mắc Khi nào thì nhãn hiệu không được bảo hộ?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Khi nào thì nhãn hiệu không được bảo hộ?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) quy định như sau:
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, đối tượng sở hữu trí tuệ sẽ được chia nhỏ như sau
– Đăng ký Sở hữu công nghiệp
– Đăng ký Bản Quyền tác giả, quyền liên quan
– Đăng ký Quyền liên quan đến giống cây trồng