Tài sản thừa kế sẽ được chia tại thời điểm người để lại tài sản chết. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn sẽ có trường hợp tài sản thừa kế được chia lại. Vậy khi nào tài sản thừa kế được chia lại? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định pháp luật bày tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Di sản thừa kế là gì?
Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015, di sản bao gồm: Tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Các quyền tài sản có thể là di sản gồm: Quyền đòi bồi thường thiệt hại, quyền đòi nợ, quyền thừa kế giá trị, quyền sử dụng nhà thuê của Nhà nước. Di sản thừa kế không bao gồm nghĩa vụ của người chết. Do vậy, trong trường hợp người có tài sản để lại còn có cả nghĩa vụ về tài sản, thì thông thường phần nghĩa vụ này sẽ được thanh toán bằng tài sản của người chết. Phần còn lại sẽ được xác định là di sản thừa kế.
Về thời điểm mở thừa kế.
Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết, thì thời điểm mở thừa kế là ngày mà Tòa án xác định người đó đã chết. Nếu không xác định được chính xác ngày chết của người đó thì ngày bản án tuyên bố một người đã chết có hiệu lực pháp luật được coi là ngày mà người đó chết.
Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
Việc xác định thời điểm, địa điểm mở thừa kế là yêu cầu đầu tiên của quan hệ thừa kế và đóng vai trò rất quan trọng. Vì tại thời điểm và địa điểm này sẽ xác định được người thừa kế của người chết, di sản mà người chết để lại, xác định Tòa án có thẩm quyền thụ lý, nơi thực hiện nghĩa vụ cũng như thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế.
Đồng thời, việc xác định chính xác địa điểm mở thừa kế còn có ý nghĩa khi xác định việc từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 có hợp pháp hay không.
Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Thời hiệu thừa kế.
Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau: Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định của pháp luật; Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu.
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Trong thời hạn này, người thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án chia thừa kế, xác định quyền thừa kế của mình, truất quyền thừa kế của người khác. Hết thời hạn này, người thừa kế không còn quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về quyền thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế sẽ được tính từ thời điểm bắt đầu của ngày tiếp theo ngày xảy ra sự kiện người để lại di sản chết và thời điểm kết thúc là thời điểm kết thúc ngày tương ứng 10 năm sau. Tuy nhiên được hiểu thời điểm mở thừa kế là thời điểm được xác định bằng giờ người để lại di sản chết, tại thời điểm đó xác định người thừa kế, di sản của người chết… để bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế.
Khi nào tài sản thừa kế được chia lại?
Có người thừa kế mới.
Trường hợp xuất hiện người thừa kế mới khi đã phân chia di sản thường xảy ra phổ biến đối với người thừa kế là con rơi (con ngoài giá thú) của người để lại di sản.
Đối với trường hợp này Khoản 1 điều 622 quy định cách chia lại di sản thừa kế như sau:
Trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế
Đây là trường hợp người nhận di sản thừa nhưng do vi phạm quy một trong các quy định của pháp luật nên bị truất quyền thừa kế.
Cách chia lại tài sản thừa kế trong trường hợp này được quy định tại Khoản 2 Điều 622 như sau:
Trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Tìm thấy di chúc bị thất lạc
Kể từ thời điểm mở thừa kế đến trước khi hết thời hiệu yêu cầu chia di sản, nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu chia lại tài sản theo di chúc tìm được (di chúc bị thất lạc) thì phải chia lại di sản của người chết theo quy định tại khoản 3 điều 642
Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Tiền trúng số trong thời gian chuẩn bị ly hôn có phải tài sản chung?
- Đi tù có phải trả nợ hay không? Trả nợ bằng cách nào?
- Mẫu đơn đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà mới năm 2022
- Thi hành án tử hình, thân nhân có được hỗ trợ chi phí mai táng?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Khi nào tài sản thừa kế được chia lại?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thứ nhất, chỉ định người thừa kế. Pháp luật tôn trọng ý chí của người để lại di sản thừa kế; chỉ định người thừa kế theo mong muốn của họ. Pháp luật không bắt buộc trong di chúc phả đề cập đến tên của những người có quan hệ huyết thống; quan hệ nuôi dưỡng đối với người để lại di sản.
Thứ hai, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế. Pháp luật cho phép người lập di chúc có quyền định đoạt với vấn đề truất quyền hưởng di sản người thừa kế. Tuy nhiên, pháp luật cũng đưa ra những hạn chế nhất định cho việc truất quyền này; nhằm đảm bảo lợi ích cũng như phương diện xã hội.
Thứ ba, quyền phân định tài sản cho người thừa kế. Phân định tài sản trong di chúc chính là việc người để lại tài sản thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản của mình.
Thứ tư, người lập di chúc có quyền dành một phần trong khối di sản để di tặng.
Thứ năm, người lập di chúc có quyền dành một phần trong khối di sản để dùng vào việc thờ cúng.
Thứ sau, quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế. Nghĩa vụ ở đây là nghĩa vụ về tài sản.
Thứ bảy, người lập di chúc có quyền sử đổi, bổ sung; hủy bỏ di chúc.
Thứ tám, quyền chỉ định người giữ di chúc; người quản lý di sản, người phân chia tài sản.
Theo quy định tại Điều 643; Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế; trường hợp một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Hàng thừa kế là diện những người có quan hệ gần gũi với người để lại di sản thừa kế và cùng được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.
Những người trong diện thừa kế theo pháp luật được phân chia thành ba hàng, được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015