Trợ cấp thai sản là một trong những quyền lợi mà người lao động được hưởng trong thời gian sinh con. Mục đích của chế độ này nhằm đảm bảo và hỗ trợ một phần chi phí thăm khám khi mang thai, sinh con, chăm sóc con cái cho lao động nữ cũng như đảm bảo nguồn thu nhập và sức khỏe của vợ lao động nam khi sinh con. Sau khi nộp hồ sơ hưởng thai sản một thời gian sẽ được nhận khoản tiền này. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Khi nào được nhận tiền thai sản? Cách tính mức hưởng tiền chế độ thai sản được quy định như thế nào? Quá hạn mới làm thủ tục nhận tiền thai sản có sao không? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Cách tính mức hưởng tiền chế độ thai sản được quy định như thế nào?
Hiện nay, các chi phí liên quan đến thai phụ và em bé, đặc biệt là các chi phí trong quá trình mang thai, sinh con ngày càng tăng. Khi đó, nhằm hỗ trợ cho người lao động sinh con, bảo hiểm thai sản giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho người lao động. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Cách tính mức hưởng tiền chế độ thai sản được quy định như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Theo Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian hưởng chế độ khi sinh con:
– Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Tại điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản:
– Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;”.
Bên cạnh đó, tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Như vậy, chị sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 6 tháng. Và mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ hưởng chế độ thai sản. Tức là mức hưởng của chị sẽ là 11.570.000*6=69.420.000 đồng. Ngoài ra, chị còn được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con. Căn cứ theo quy định về mức lương cơ sở tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở năm 2022 sẽ là 1.490.000 đồng. Mức hưởng trợ cấp của chị là 1.490.000*2=2.980.000 đồng.
Vậy, mức hưởng chế độ thai sản chị được hưởng là: 69.420.000+2.980.000= 72.400.000 đồng
Khi nào được nhận tiền thai sản?
Bảo hiểm thai sản là khoản tiền hỗ trợ chi phí sinh con cho mẹ và bé, hỗ trợ chi phí y tế trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh con. Loại bảo hiểm này giúp lao động nữ chi trả các chi phí liên quan đến việc chẩn đoán trước sinh, siêu âm, xét nghiệm, chi phí sinh nở,… Tuy nhiên để được nhận khoản tiền này cần phải nộp hồ sơ theo quy định. Hiện nay, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Khi nào được nhận tiền thai sản, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản
1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động, phía công ty phải có trách nhiệm lập hồ sơ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Mời bạn xem thêm: Thủ tục hủy tư cách công ty đại chúng
Sau đó, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ phía công ty, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho bạn. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản cho phía công ty và nêu rõ lý do.
Như vậy, thời gian tối đa để người lao động được nhận tiền thai sản khi nộp đầy đủ hồ sơ cho công ty là 20 ngày.
Quá hạn mới làm thủ tục nhận tiền thai sản có sao không?
Khi mang thai, người mẹ phải được chăm sóc y tế đúng cách để đảm bảo sức khỏe của mình cũng như sức khỏe của thai nhi. Vì vậy, việc bảo hiểm xã hội hỗ trợ chi phí khám bệnh là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên thực tế có nhiều người đã quá hạn nộp hồ sơ hưởng thai sản mới biết đến chế độ này. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Quá hạn mới làm thủ tục nhận tiền thai sản có sao không, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Pháp luật chỉ đặt ra thời hạn làm thủ tục nhận tiền thai sản đối với người lao động quay trở lại công ty làm việc. Trường hợp đã nghỉ làm trước khi sinh con sẽ không cần lo lắng, dù nộp sau sinh bao lâu vẫn được nhận tiền chế độ thai sản.
Riêng trường hợp đi làm công ty mà nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản muộn hơn 45 ngày thì phải có văn bản giải trình kèm theo để cơ quan bảo hiểm xã hội xem xét lý do và thanh toán tiền chế độ.
Trường hợp chậm nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản do lỗi của người sử dụng lao động mà gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động thì người sử dụng lao động phải bồi thường cho người đó.
Ngoài việc phải bồi thường, người sử dụng lao động còn bị xử phạt vi phạm hành chính về lỗi không lập danh sách người lao động hoặc không lập hồ sơ hoặc không nộp hồ sơ thai sản đúng thời hạn quy định.
Mức phạt đặt ra với hành vi này là từ 02 đến 04 triệu đồng/người lao động bị xâm phạm quyền lợi nhưng số tiền phạt tối đa không quá 75 triệu đồng (theo điểm b khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Khi nào được nhận tiền thai sản?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tại Điều 116 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định:
– Trường hợp vượt quá thời hạn được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 và khoản 2 Điều 110, khoản 1 và khoản 2 Điều 112 của Luật này thì phải giải trình bằng văn bản.
– Trường hợp nộp hồ sơ và giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do lỗi của người lao động hoặc thân nhân của người lao động thuộc đối tượng được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Nếu quá thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho lao động thì công ty bạn sẽ phải có văn bản giải trình về lý do nộp hồ sơ chậm để cơ quan bảo hiểm xã hội xem xét giải quyết. Trong trường hợp, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, công ty sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với cá nhân, còn nếu là tổ chức thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.