Chào Luật sư, hôm qua tôi đi ngoài đường thì có làm rơi ví tiền. Trong đó có các loại giấy tờ cá nhân và một ít tiền, có cả hộ chiếu. Không biết mất ví tiền thì làm lại hộ chiếu có khó không? Làm hộ chiếu thì bao lâu sẽ nhận được? Tôi có dự định tháng sau đi du lịch thì có kịp hay không? Khi nào được làm lại hộ chiếu theo quy định hiện hành? Làm hộ chiếu có mất phí hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư
Căn cứ pháp lý
Hộ chiếu là gì?
Hộ chiếu hay còn được gọi với một cái tên khác thông dụng hơn chính là Passport. Nó là một giấy thông hành, thường do chính phủ của một quốc gia cấp cho công dân của quốc gia đó, xác nhận danh tính và quốc tịch của người giữ hộ chiếu. Hộ chiếu tiêu chuẩn có thể chứa thông tin như tên, nơi ở và ngày sinh, ảnh, chữ ký và các thông tin nhận dạng có liên quan khác của người sở hữu hộ chiếu.
Theo Khoản 3 Điều 2 Luật xuất cảnh và nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định:
“Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.“
Chức năng của hộ chiếu hiện nay là gì?
Hộ chiếu là một giấy thông hành, do đó chức năng chính của nó là để xuất cảnh và nhập cảnh tại một quốc gia. Hộ chiếu thường được sử dụng khi chủ sở hữu muốn đi lại qua khu vực quốc tế. Nếu muốn xuất ngoại và nhập cảnh vào nước khác, việc làm hộ chiếu là điều bắt buộc.
Bên cạnh đó, nó còn là căn cứ để xác định các thông tin nhân thân của một người. Trong một số trường hợp, hộ chiếu dùng để xác nhận thông tin nhận dạng như nhận phòng khách sạn hoặc khi đổi tiền sang nội tệ.
Các loại hộ chiếu ở Việt Nam
Hộ chiếu Việt Nam được quy định tại Luật xuất cảnh và nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019.
-Hiện nay, ở Việt Nam có 3 loại hộ chiếu chính:
+Hộ chiếu phổ thông dành cho đa số, tên gọi tiếng anh là Popular Passport. Nó được cấp cho công dân có quốc tịch Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Đây là dạng hộ chiếu phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng như hình thức giấy tờ tùy thân trong các chuyến đi nước ngoài. Hộ chiếu này có màu xanh lục.
+Hộ chiếu ngoại giao
Hộ chiếu ngoại giao là loại giấy tờ tùy thân dùng vào mục đích để xuất nhập cảnh chỉ được cấp đối với công chức ngoại giao và người thân của họ. Người sở hữu hộ chiếu ngoại giao có quyền đi tất cả các nước và đặc biệt được miễn visa theo quy định của nước đến.
+ Hộ chiếu công vụ:
Hộ chiếu công vụ hay còn được gọi là “Official Passport”, là hộ chiếu được cấp cho các quan chức Chính phủ đi nước ngoài vì công vụ của Nhà nước. Đồng thời, Chính phủ quy định không được sử dụng hộ chiếu này để đi nước ngoài với mục đích cá nhân. Khi sử dụng hộ chiếu này sẽ được ưu tiên qua các cổng đặc biệt và miễn visa nhập cảnh. Hộ chiếu công vụ có màu xanh ngọc bích đặc trưng và đậm hơn hộ chiếu phổ thông.
Khi nào được làm lại hộ chiếu theo quy định hiện nay?
Về thời hạn của các loại giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh, thay vì quy định việc gia hạn hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phải thực hiện trước khi hộ chiếu hết hạn ít nhất 30 ngày thì Nghị định 94 sửa đổi, bổ sung như sau: Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ còn giá trị dưới 1 năm thì được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm; khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
Hộ chiếu phổ thông có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu phổ thông còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới.
Thời hạn hộ chiếu thuyền viên cũng được tăng từ 5 năm lên 10 năm. Cụ thể, Nghị định 94 quy định: Hộ chiếu thuyền viên có giá trị không quá 10 năm tính từ ngày cấp và không được gia hạn. Hộ chiếu thuyền viên còn hạn thì được cấp lại, khi hết hạn thì làm thủ tục cấp mới. (Trước là được gia hạn một lần, tối đa không quá 3 năm).
Theo Nghị định 94/2015/NĐ-CP, đối tượng thuộc khoản 10 Điều 6 là những người đang phục vụ trong ngành ngoại giao đã được phong hàm ngoại giao hoặc giữ các chức vụ từ Phó Tùy viên quốc phòng trở lên tại cơ quan đại diện ngoại giao, phái đoàn thường trực tại các tổ chức quốc tế liên Chính phủ và từ chức vụ Tùy viên lãnh sự trở lên tại cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài.
Hộ chiếu hết hạn nhưng thị thực vẫn còn hạn thì giải quyết sao?
Căn cứ Điều 6 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về giấy tờ xuất nhập cảnh như sau:
1. Giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm:
b) Hộ chiếu công vụ;
c) Hộ chiếu phổ thông;
d) Giấy thông hành.
2. Hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn.
3. Thông tin trên giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại.
Như vậy, trường hợp thị thực của bạn được cấp rời hoặc cấp qua giao dịch điện tử thì bạn vẫn thực hiện thủ tục xin cấp hộ chiếu bình thường, khi xuất cảnh nhập cảnh bạn có thể dùng hộ chiếu mới và thị thực còn hạn. Đối với trường hợp thị thực được cấp vào hộ chiếu cũ thì khi xuất cảnh, nhập cảnh bạn có thể sử dụng cùng lúc cả 2 hộ chiếu.
Hộ chiếu có thời hạn bao nhiêu năm?
Mỗi loại có thời hạn sử dụng khác nhau, cụ thể:
– Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.
– Hộ chiếu phổ thông cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
– Hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;
– Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
Như vậy, hiện nay, chỉ có hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ mới được gia hạn. Nếu hộ chiếu phổ thông hết hạn sẽ được cấp mới.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư X tư vấn về vấn đề “Khi nào được làm lại hộ chiếu theo quy định hiện nay?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, thành lập công ty uy tín; tìm hiểu về thủ tục giải thể công ty bị đóng mã số thuế; hay tìm hiểu về mẫu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tra số mã số thuế cá nhân; Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam … xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm:
- Gia hạn hộ chiếu có mất phí hay không?
- Có được cấp hộ chiếu lần đầu ở nơi tạm trú không?
- Thời hạn của hộ chiếu ngoại giao được cấp lại là bao lâu?
- Bị mất hộ chiếu khi đi nước ngoài có được cấp hộ chiếu không?
Câu hỏi thường gặp
Hộ chiếu bị mất; hộ chiếu bị hư hỏng; người Việt Nam đi học, đi xuất khẩu lao động mà hộ chiếu sẽ hết hạn khi họ chưa kịp về nước… là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến người dân có nhu cầu cấp lại hộ chiếu khi vẫn còn hạn.
Hộ chiếu phổ thông còn thời hạn vẫn được cấp lại. Tuy nhiên, hộ chiếu được cấp lại cũng chỉ có thời hạn còn lại của hộ chiếu đã mất hoặc hư hỏng mà không được cấp lại với thời hạn 10 năm như trường hợp cấp mới.
Hồ sơ gồm (Điều 16 Nghị định 136/2007/NĐ-CP):
– Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu;
– Giấy tờ chứng minh có quốc tịch Việt Nam;
– Bản sao giấy khai sinh nếu người đề nghị cấp hộ chiếu dưới 14 tuổi.