Con sinh ra sau khi ly hôn có thể được xác định là con chung của vợ chồng hay không ? Đây là một trong những câu hỏi được khá nhiều người quan tâm; bởi thực tế có không ít các trường hợp sau khi ly hôn; thì người vợ phát hiện mình có thai; vậy trong trường hợp này, đứa bé sinh ra có được xác định là con chung giữa hai vợ chồng không ? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu quy định của pháp luật qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Khi nào con sinh ra sau ly hôn được xác định là con chung
Việc xác định con được sinh ra sau khi ly hôn là con chung hay con riêng; ảnh hưởng rất lớn đến quyền và nghĩa vụ của các bên đối với đứa trẻ. Theo khoản 1 Điều 39 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình như sau:
Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình
Theo đó, tại khoản 1 điều 88 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về việc xác định cha mẹ con như sau:
Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai; trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân; được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân
Từ các quy định trên, ta có thể thấy việc trong trường hợp con được sinh ra; sau khi vợ chồng ly hôn trong vòng 300 ngày; kể từ ngày hôn nhân chấm dứt vẫn được xác định là con chung của vợ chồng mà không phân biệt; con trong hay ngoài giá thú. Ngay cả khi con được sinh ra không cùng huyết thống; vẫn được xác định là con chung của vợ chồng.
Nghĩa vụ của cha mẹ đối với con được sinh ra sau ly hôn
Vì được xác định là con chung của ca hai. Bởi vậy, trong trường hợp được xác định là con chung thì vợ chồng phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng và chăm sóc con chung. Theo đó, trong trường hợp ly hôn thì cha mẹ vẫn có các nghĩa vụ với con cái bao gồm:
Về chăm sóc, nuôi dưỡng con cái:
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định pháp luật.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ như
- Thăm nom con mà không ai được cản trở, yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con; sau ly hôn khi có căn cứ thay đổi tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi và có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng, giáo dục chăm sóc con cái; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình; yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người kia nếu việc thăm nom; để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Mức yêu cầu cấp dưỡng nuôi con sinh ra sau ly hôn được xác định ra sao ?
Đây có lẽ là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Bởi sau khi hôn; thì cha mẹ vẫn có trách nhiệm đối với con cái trong việc chăm sóc giáo dục con cái; kể ca con được xác định là con chung được sinh ra sau ly hôn.
Theo đó tại Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014; quy định về cấp dưỡng cho con được xác định như sau:
Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ; của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập; khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, mức cấp dưỡng được xác định theo thỏa thuận của người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó căn cứ vào:
- Thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
Hiện nay, luật không ấn định một con số cụ thể cho mức cấp dưỡng mà đang thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Nếu các bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Khi nào con sinh ra sau ly hôn được xác định là con chung ? ” giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP, nếu người nào bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau sinh, không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm, vật chất với trẻ em thì có thể bị phạt từ 10 – 15 triệu đồng.
Trường hợp nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt nặng nhất có thể lên đến 2 năm tù.
Căn cứ theo quy định tại Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đinh; nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ và chồng khi ly hôn được phát sinh khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
Căn cứ theo quy định tại ĐIều 188 Luật Hôn nhân và gia đình; các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ và chồng khi ly hôn được quy định như sau:
Nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ và chồng khi ly hôn chấm dứt khi người được cấp dưỡng đã có tài sản để tự nuội mình.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ và chồng khi ly hôn chấm dứt khi người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ và chồng khi ly hôn chấm dứt khi bên được cấp dững sau khi ly hôn đã kết hôn.