Theo quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình, vợ chồng có quyền yêu cầu ly hôn. Tùy vào thuận tình ly hôn hay ly hôn đơn phương, pháp luật quy định cụ thể trường hợp hai bên yêu cầu chấm dứt hôn nhân. Trước khi giải quyết yêu cầu này, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải cho hai vợ chồng. Vậy khi hòa giải ly hôn tòa sẽ hỏi gì? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để biết thêm thông tin nhé!
Căn cứ pháp lý
Ai có quyền yêu cầu ly hôn?
Căn cứ theo quy định của pháp luật về ly hôn chúng ta có thể hiểu đây là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Do đó, để được ly hôn, các cặp vợ, chồng phải xác định được ai là người có quyền yêu cầu ly hôn. Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn gồm:
“Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”
Theo đó có một điểm cần lưu ý ở đây đó là chồng không được ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Nhưng nếu vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người vợ có quyền được yêu cầu Tòa án cho ly hôn. Như vậy, người có quyền yêu cầu ly hôn có thể là chồng, là vợ hoặc người thứ ba như quy định nêu trên.
Điều kiện để được yêu cầu ly hôn
Theo quy định của pháp luật về hôn nhân thì không chỉ xác định được người được yêu cầu ly hôn mà còn phải nắm được điều kiện để việc ly hôn được Tòa án chấp thuận. Theo phân tích ở trên, có hai hình thức ly hôn là ly hôn thuận tình và một bên gửi yêu cầu đơn phương ly hôn. Theo đó nên, với mỗi loại hình thì sẽ yêu cầu điều kiện khác nhau. Cụ thể như sau:
Điều kiện để ly hôn thuận tình
- Hai bên thật sự tự nguyện ly hôn
- Hai bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản, quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng…
Nhu vậy, việc ly hôn thuận tình là thông qua sựu thỏa thuận và tự nguyện ly hôn và họ đã thỏa thuận trước với nhau về các nội dug khi ly hôn thì đó được xem là ly hôn thuận tình.
Điều kiện để đơn phương ly hôn
- Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình;
- Khi một người vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài;
- Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích;
- Khi một người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây nên.
Như vậy pháp luật có đưa ra 04 trường hợp ly hôn đơn phương một phía có thể do vợ hoặc do chồng đề nghị được ly hôn thuận tình.Nhuư vậy nên nếu có đủ điều kiện trên Tòa án sẽ tiến hành việc ly hôn theo thủ tục cho trường hợp đơn phương ly hôn.
Hòa giải ly hôn Tòa án hỏi gì?
Hòa giải là việc bên thứ ba tiến hành thuyết phục, hỗ trợ cho các bên trong thỏa thuận, thương lượng để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bất đồng với nhau. Hòa giải có thể được tiến hành tại cơ sở, tòa án hoặc trung tâm trọng tài thương mại,… để giải quyết các tranh chấp về ly hôn, lao động, thương mại,…
Giải quyết yêu cầu ly hôn bằng phương thức hòa giải có ý nghĩa to lớn trong việc hàn gắn mối quan hệ, giải quyết xung đột vợ chồng, hướng tới giải quyết vụ việc một cách hài hòa, nhanh chóng. Theo đó nên việc tiến hành hòa giải tại Tòa án đối với trường hợp ly hôn thuận tình được áp dụng theo quy định tại Điều 397 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể:
- Trước khi thực hiện hòa giải: Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan để có có hướng hòa giải cho phù hợp.
Thủ tục tiến hành hòa giải tại Tòa án:
- Bước 1: Thẩm phán phổ biến quyền và nghĩa vụ của các đương sự; phân tích kết quả nếu hai vợ chồng đoàn tụ;
- Bước 2: Các đương sự trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu căn cứ để bảo vệ cho yêu cầu ly hôn của mình và đề xuất những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết (nếu có);
- Bước 3: Thẩm phán xác định và kết luận những vấn đề hai vợ chồng đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu bổ sung, trình bày những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
- Bước 4: Thẩm phán lập biên bản và ra các quyết định.
Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự khi có đầy đủ các điều kiện: hai bên thực sự tự nguyện ly hôn; hai bên đã thỏa thuận được với nhau việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng và chăm sóc, giáo dục con cái; sự thỏa thuận đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, con.
Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục của Bộ luật Dân sự 2015.
Xử ly hôn Thẩm phán hỏi gì?
Để xác định mức độ trầm trọng của quan hệ hôn nhân, độ hợp lý của yêu cầu ly hôn, Thẩm phán giải quyết vụ việc sẽ đưa ra những câu hỏi mang tính chất tìm hiểu và đi sâu vào quá trình diễn biến hôn nhân của bạn. Điển hình như:
- Vợ chồng kết hôn có tìm hiểu trước không?
- Gia đình hai bên có ai phản đối không?
- Đăng ký kết hôn ngày tháng năm nào, tại đâu?
- Sau khi kết hôn, vợ chồng chung sống ở đâu?
- Còn sống chung hay đã ly thân?
- Chung sống cùng nhau bao lâu, ly thân bao lâu?
- Nếu đã ly thân thì đang sống ở đâu?
- Vợ chồng chung sống hạnh phúc đến khoảng thời gian nào thì phát sinh mâu thuẫn
- Nguyên nhân mâu thuẫn cụ thể?
- Nay vợ chồng xác định tình cảm thế nào?
- Đã trầm trọng chưa?
- Vợ chồng có cần có thêm thời gian về hòa giải, suy nghĩ lại không?
- Trường hợp đơn phương ly hôn Tòa sẽ hỏi về việc đã thông báo làm thủ tục ly hôn cho phía bên còn lại biết chưa?
- Nguyện vọng yêu cầu Tòa án giải quyết thế nào?
- Ngoài ra, Tòa có thể hỏi thêm về ý kiến gia đình hai bên khi vợ chồng làm thủ tục ly hôn?
Những câu hỏi về tài sản
- Tài sản là một vấn đề cần xử lý khi ly hôn, vì thế việc làm rõ là trách nhiệm rất quan trọng của Thẩm phán:
- Vợ chồng có tài sản chung không?
- Động sản gồm những gì, Bất động sản, nhà đất gồm những gì; Vợ chồng có tự thỏa thuận được không? Thỏa thuận phân chia thế nào? Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết thế nào?
- Vợ chồng có nợ ai hay cho ai vay nợ không?
- Nếu có thì cho ai vay bao nhiêu hay vay ai bao nhiêu; Có thỏa thuận được về việc trả nợ không?
- Thỏa thuận thế nào? Có yêu cầu Tòa công nhận không? hoặc Có tranh chấp không?
Những câu hỏi về con chung
- Các nghĩa vụ về con chung, phân chia người trực tiếp nuôi con, nội dung cấp dưỡng sẽ được làm rõ qua các câu hỏi:
- Vợ chồng có mấy con chung, con riêng?
- Các con sinh năm bao nhiêu?
- Con chung đang ở với ai?
- Vợ chồng có thỏa thuận được về việc nuôi con không?
- Cụ thể ai nuôi con thế nào?
- Có Thỏa thuận hay yêu cầu cấp dưỡng nuôi con không?
- Mức cấp dưỡng yêu cầu/thỏa thuận là bao nhiêu?
- Trường hợp con trên 7 tuổi thì Tòa án sẽ yêu cầu vợ chồng đưa con lên để Tòa án trực tiếp hỏi về nguyện vọng của con mong muốn ở với ai khi vợ chồng ly hôn?
Mời bạn xem thêm:
- Tòa án chỉ giải quyết ly hôn nếu cả vợ và chồng đồng ý ly hôn đúng không?
- Ly hôn có cần thuê luật sư không?
- Mang bầu khi ly hôn sẽ được những quyền lợi gì?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Khi hòa giải ly hôn, tòa sẽ hỏi gì?“. Hy vọng qua bài viết các bạn đã nắm được quy tắc thứ tự ưu tiên xe khi đi qua những điểm này để đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến muốn giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, thành lập công ty Hà Nội, xin giấy phép bay flycam, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, muốn đổi tên trong giấy khai sinh, xác nhận tình trạng hôn nhân Hồ Chí Minh, đổi tên căn cước công dân…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Về nguyên tắc, Tòa án có thẩm quyền giải quyết đơn ly hôn của con bạn là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vợ cư trú, làm việc. Do đó, bạn cần phải nộp hồ sơ ly hôn lên Tòa án nhân dân nơi vợ bạn cư trú để được giải quyết theo Khoản 1 Điều 28, điểm a Khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Căn cứ tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc hạn chế quyền yêu cầu ly hôn như sau:
“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Do đó, theo quy định trên, chỉ có người chồng là bị hạn chế quyền ly hôn nếu vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Như vậy, người vợ hoàn toàn có thể nộp đơn xin ly hôn đơn phương khi đang mang thai.
Ly hôn đơn phương cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).