Khi bố mẹ ly hôn con ở với ai theo quy định mới nhất hiện nay? Con cái luôn là vấn đề được các cặp vợ chồng tranh cãi nhiều để giành quyền nuôi nấng và chăm sóc. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, Tòa án sẽ đưa ra các xem xét để quyết định quyền nuôi con của các bên. Vậy liệu khi ly hôn con có quyền lựa chọn ở với bố hoặc với mẹ không? Mời bạn đọc bài viết dưới đây của Luật Sư X để làm rõ hơn vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Khi bố mẹ ly hôn con ở với ai?
Khi tình cảm vợ chồng không còn mặn nồng, mục đích hôn nhân không đạt được họ thường chọn con đường ly hôn để chấm dứt. Theo đó, tại Điều 55 và Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, ly hôn xảy ra hai trường hợp sau:
- Một là, ly hôn thuận tình.
- Hai là, ly hôn đơn phương.
Trong cả hai trường hợp ly hôn trên, Tòa án sẽ mở phiên tòa hòa giải. Trường hợp quá thời gian luật định vẫn không thể hòa giải. Tòa sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con và tài sản chung. Tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định cụ thể về độ tuổi của con như sau:
- Con dưới 36 tháng tuổi (dưới 3 tuổi): Sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi.
- Con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi: Căn cứ vào quyền lợi mọi mặt giành cho con. Trong đó có mặt vật chất (điều kiện kinh tế của bố hoặc mẹ…); và tinh thần (tình cảm giành cho con….).
- Con từ đủ 7 tuổi trở lên: Trường hợp này phải xem xét nguyện vọng của con.
Như vậy, trường hợp khi vợ chồng ly hôn mà có con chung đủ 7 tuổi trở lên. Tòa án bắt buộc phải xem xét nguyện vọng của con. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ là xem xét, mang tính tham khảo. Bởi lẽ, để được giao quyền nuôi con. Cha mẹ cần đáp ứng đủ điều kiện về các nhu cầu cơ bản của con. Song song đó kết hợp với nguyện vọng của con. Tòa án có thể quyết định người đó là người trực tiếp nuôi con. Trả lời cho câu hỏi khi bố mẹ ly hôn con ở với ai?
Các điều kiện khác để quyết định khi bố mẹ ly hôn con ở với ai?
Giải đáp thắc mắc khi bố mẹ ly hôn, con ở với ai? Để quyết định quyền nhận nuôi con sau khi ly hôn, Tòa án sẽ căn cứ các yêu cầu sau:
- Một là, về điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ. Đảm bảo chu cấp và đáp ứng đầy đủ trong quá trinh nuôi dưỡng, chăm sóc con.
- Hai là, các yếu tố về tinh thần. Đó là thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ. Đảm bảo đáp ứng đủ những giá trị tinh thần cho con dể con phát triển tốt, toàn diện.
Mời bạn xem thêm bài viết: Ly hôn khi bị mất giấy đăng ký kết hôn thì phải làm thế nào 2021?
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Khi bố mẹ ly hôn con ở với ai? Bên cạnh nghĩa vụ, quyền của cha mẹ trực tiếp nuôi con. Tại Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định như sau:
- Thứ nhất, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
- Thứ hai, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Thứ ba, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Người nào không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật. Trường hợp cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom; cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. Dẫy vậy, khi bố mẹ ly hôn con ở với ai vẫn là vấn đề được các cặp vợ chồng đặt nhiều tranh cãi.
Câu hỏi thường gặp
Cấp dưỡng là việc một người theo quy định của pháp luật có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình và có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên; người đã thành niên mà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình.
Khi con đủ 7 tuổi để Tòa án xem xét nguyện vọng của con thì con cần viết đơn trình bày nguyện vọng đó của con cho Tòa án. Tòa án xem xét và giải quyết nguyện vọng đó.
Một là, hai vợ chồng thỏa thuận với nhau và thống nhất quyền nuôi con.
Hai là, một trong hai bên không còn đủ khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; bên còn lại có đủ điều kiện về kinh tế, tinh thần để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, thì có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Hy vọng qua bài viết của Luật sư X đã phần nào giúp các bạn trả lời câu hỏi khi bố mẹ ly hôn con ở với ai? Mọi những khó khăn vướng mắc về thủ tục ly hôn; hay giành quyền nuôi con liên quan đến hồ sơ, thủ tục, cũng như các khó khăn về các vấn đề pháp lý có liên quan.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102
Trân trọng!