Xin chào Luật sư. Tôi tên là Tiến. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Sa thải trái luật là gì? Khi bị công ty sa thải trái luật kiện ở tòa nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ quý Luật sư.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :
Căn cứ pháp lý
Sa thải trái luật là gì?
Sa thải, đuổi việc trái pháp luật là hình thức kỷ luật lao động nặng nhất của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động sử dụng quyền quản lý của mình đưa ra quyết định kỷ luật sa thải không phù hợp với quy định của pháp luật, buộc người lao động nghỉ việc không phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng lao động.
Quy định của pháp luật về sa thải người lao động
Hình thức áp dụng kỷ luật sa thải, đuổi việc
Người sử dụng lao động chỉ được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải, đuổi việc khi:
- Trong những trường hợp do pháp luật quy định;
- Khi còn thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải;
- Phải tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục luật định.
Nếu vi phạm một trong các yếu tố này thì việc sa thải được xem là trái luật và người sử dụng lao động phải gánh chịu những hậu quả pháp lý do việc sa thải, đuổi việc trái luật gây ra.
Các trường hợp sa thải, đuổi việc người lao động
Theo quy định tại Điều 126 Bộ Luật Lao động 2012 quy định người sử dụng lao động được quyền sa thải người lao động khi có một trong các căn cứ sau đây:
- Người lao động có các hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
- Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng.
Các trường hợp không được sa thải người lao động
Người sử dụng lao động không được lấy lý do vì lao động nữ kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi để cho người lao động nghỉ việc và không được tiến hành xử lý kỷ luật lao động sa thải đối với người lao động đang trong thời gian sau:
- Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
- Đang bị tạm giữ, tạm giam;
- Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;
- Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Khi bị công ty sa thải trái luật kiện ở tòa nào?
-Căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 219 Bộ luật Lao động có quy định: Những tranh chấp về lao động và tranh chấp liên quan đến lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
– Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
Căn cứ điểm c Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015:
“1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.”
Điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015:
“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”
Bị sa thải trái luật người lao động nên làm gì?
Trường hợp người lao động cho rằng việc sa thải của người sử dụng lao động là vô lý và trái luật thì có thể thực hiện theo một trong các cách sau:
Cách 1: Khiếu nại quyết định sa thải
– Khiếu nại lần đầu: Tới người sử dụng lao động đề nghị hủy quyết định sa thải.
– Khiếu nại lần hai: Tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính nếu không được giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc không đồng ý với việc giải quyết đó. Căn cứ: Nghị định 24/2018/NĐ-CP.
Cách 2: Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
Với tranh chấp về kỷ luật sa thải, người lao động có thể sử dụng cách này hoặc không.Căn cứ: Điều 188 BLLĐ năm 2019.
Cách 3: Khởi kiện tại Tòa án
Người lao động có quyền trực tiếp đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải.Căn cứ: Điều 188 BLLĐ năm 2019.
Cách 4: Tố giác tới Cơ quan công an
Thực hiện tố giác tội phạm tới cơ quan điều tra nếu hành vi sa thải trái pháp luật của người sử dụng lao động có dấu hiệu cấu thành Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật được quy định tại Điều 162 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017.
Riêng người sử dụng lao động nếu phát hiện ra việc sa thải của mình là sai thì cần khắc phục ngay. Trường hợp không thể khắc phục, người sử dụng lao động cần hủy quyết định sa thải và xin lỗi cũng như bồi thường cho người lao động
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Khi bị công ty sa thải trái luật kiện ở tòa nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102
Có thể bạn quan tâm
- Sa thải người lao động không đồng ý làm thêm giờ có được không?
- Sa thải NLĐ cố ý gây thương tích tại nơi làm việc như thế nào?
- Người lao động tham ô tài sản của công ty có bị sa thải?
Các câu hỏi thường gặp
Điều 128 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ, khi xử lý kỷ luật người lao động, người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người đó khi vụ việc có những tình tiết phức tạp, nếu để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.
Tuy nhiên, việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
Thời gian tạm đình chỉ: Không quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày.
Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Hết thời gian này, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Nếu người lao động không bị xử lý kỷ luật thì được trả đủ lương cho những ngày bị tạm đình chỉ, và dù bị xử lý kỷ luật thì cũng không phải trả lại số tiền đã tạm ứng.
Sa thải không đồng nghĩa với việc người lao động bị “tuyệt đường sống” khi không có việc làm. Tuy nhiên, người lao động vẫn được hưởng một số quyền lợi sau:
– Được thanh toán tiền nghỉ phép năm nếu chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết: Căn cứ khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
– Được thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của mình theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019.
– Được chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ (nếu có).
– Được nhận trợ cấp thất nghiệp và các quyền lợi liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp nếu đủ điều kiện.
Hiện nay, theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Lao động năm 2012, người sử dụng lao động không được sa thải lao động nữ vì các lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi trừ trường hợp người sử dụng lao động:
– Là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;
– Không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
Tuy nhiên, khoản 3 Điều 137 Bộ luật Lao động năm 2019 đã bổ sung trường hợp ngoại lệ nêu trên là người sử dụng lao động không phải là cá nhân:
Bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
Như vậy, Bộ luật năm 2019 đã bổ sung thêm trường hợp ngoại lệ lao động nữ bị sa thải nếu người sử dụng lao động không phải là cá nhân và bị thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.