Một số người vẫn nhầm lẫn về kháng cáo trong tố tụng dân sự và còn chưa hiểu về những quy định, khi nào thì được kháng cáo. Kháng cáo quá hạn như thế nào, lý do dẫn đến kháng cáo phải dựa trên những yếu tố gì? Những băn khoăn về kháng cáo quá hạn trong tố tụng dân sự sẽ được giải thích chi tiết ngay tại Luật sư X của chúng tôi. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn hoặc tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan đến kháng cáo thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
Kháng cáo quá hạn trong tố tụng dân sự
Kháng cáo quá hạn là gì?
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định cụ thể về kháng cáo quá hạn tại Điều 275 như sau:
“1. Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật này là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
3. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định.”Kháng cáo quá hạn trong tố tụng dân sự. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định.”
Đối tượng có quyền kháng cáo trong dân sự
Điều 271 BLTTDS 2015 quy định đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Thời hạn kháng cáo trong tố tụng dân sự
Theo quy định tại Điều 273 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định về thời hạn kháng cáo như sau:
“1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án…”
Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều trường hợp do chưa nắm rõ vấn đề này nên nhiều khi cứ nghĩ rằng phải chờ nhận bản án sơ thẩm thì mới kháng cáo. Hoặc 15 ngày là không tính vào các ngày nghỉ (thứ Bảy, Chủ Nhật), ngày lễ… Và vô tình đã làm mất đi quyền kháng cáo của mình. Hoặc cũng có trường hợp vì lý do bất khả kháng nào đó, nên không kịp làm Đơn kháng cáo thì Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định trường hợp “kháng cáo quá hạn”: Theo đó, Tòa án sẽ xem xét và đánh giá nguyên nhân kháng cáo quá hạn, từ đó sẽ có thể chấp nhận Đơn kháng cáo của đương sự – trên nguyên tắc bảo đảm quyền kháng cáo và chấp nhận những lý do khách quan của đương sự – dẫn đến việc phải kháng cáo quá hạn.
Lý do kháng cáo quá hạn trong tố tụng dân sự
Tòa án cấp phúc thẩm phải thành lập Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán để xét lý do kháng cáo quá hạn trên cơ sở giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn kháng cáo. Trong trường hợp cần thiết Hội đồng xét xử có quyền triệu tập người kháng cáo quá hạn đến phiên họp trình bày bổ sung về lý do kháng cáo quá hạn hoặc yêu cầu họ cung cấp giấy tờ, tài liệu bổ sung chứng minh cho việc kháng cáo quá hạn của mình là có lý do chính đáng.
Vụ án còn có kháng cáo của các bị cáo hoặc đương sự khác trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 234 của Bộ luật Tố tụng hình sự; do đó, khi nhận được hồ sơ vụ án có nhiều người kháng cáo, Tòa án cấp phúc thẩm phải kiểm tra có kháng cáo nào quá hạn hay không. Nếu có thì phải xét lý do kháng cáo quá hạn trước khi mở phiên tòa.
Phiên họp xét lý do kháng cáo quá hạn không bắt buộc phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp. Trước khi Hội đồng xét xử thảo luận, một thành viên của Hội đồng xét xử nêu tóm tắt nội dung đơn kháng cáo quá hạn, các giấy tờ, tài liệu chứng minh lý do của việc kháng cáo quá hạn. Nếu người kháng cáo quá hạn được triệu tập đến phiên họp thì Hội đồng xét xử yêu cầu trình bày bổ sung lý do kháng cáo quá hạn.
Trong trường hợp có đại diện Viện kiểm sát cùng cấp tham gia thì đại diện Viện kiểm sát cùng cấp phát biểu ý kiến chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn. Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn. Quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm và người kháng cáo quá hạn.
Trong trường hợp nhận được quyết định chấp nhận kháng cáo quá hạn của Tòa án cấp phúc thẩm, thì Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Quyết định chấp nhận kháng cáo quá hạn khi nào?
Trong trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định chấp nhận kháng cáo quá hạn mà hồ sơ vụ án Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý, thì Tòa án cấp phúc thẩm xét xử phúc thẩm theo thủ tục chung đối với kháng cáo quá hạn đó. Nếu hồ sơ vụ án đang ở Tòa án cấp sơ thẩm, thì sau khi nhận được quyết định chấp nhận kháng cáo quá hạn cùa Tòa án cấp phúc thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi ngay hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm.
Trong trường hợp ngay trước khi mở phiên tòa mà Tòa án cấp phúc thẩm mới nhận được kháng cáo quá hạn, thì trước khi khai mạc phiên tòa, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải mở phiên họp xét lý do kháng cáo quá hạn.
Nếu Hội đồng xét xử không chấp nhận kháng cáo quá hạn hoặc chấp nhận kháng cáo quá hạn, nhưng toàn bộ nội dung kháng cáo đó có liên quan đến các kháng cáo khác hoặc kháng nghị thì Hội đồng xét xử tiến hành khai mạc phiên tòa và xét xử vụ án theo thủ tục chung. Nếu một phần hoặc toàn bộ nội dung kháng cáo đó là độc lập không liên quan đến kháng cáo khác hoặc kháng nghị, mà những người tham gia phiên tòạ có yêu cầu hoãn phiên tòa hoặc người có liên quan đến phần kháng cáo độc lập đó chưa được thông báo, chưa được triệu tập tham gia phiên tòa phúc thẩm, thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.
Mời bạn xem thêm
- Được kháng cáo mấy lần theo quy định của pháp luật?
- Kháng cáo trong tố tụng dân sự như thế nào?
- Tại sao kháng cáo quá hạn được chấp nhận?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Kháng cáo quá hạn trong tố tụng dân sự“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, hồ sơ trích lục bản đồ địa chính, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 331 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, người có quyền kháng cáo là:
– Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
– Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
Thẩm quyền quyết định kháng nghị thuộc về viện trưởng viện kiểm sát. Khi được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, phó viện trưởng viện kiểm sát có quyền quyết định kháng nghị. Viện trưởng, phó viện trưởng viện kiểm sát không được uỷ quyền kháng nghị cho kiểm sát viên.
Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.