“Ngày 11/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt thêm 7 người; trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Yên Phước; Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương và các đơn vị liên quan. Trong đó có 3 người bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; là Đàm Hương Huệ (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Uyên Hiển), Phạm Văn Thu (thành viên góp vốn Công ty TNHH Đông Bắc Hải Dương), Phạm Ngọc Thanh (nhân viên Công ty Đông Bắc Hải Dương).” Vậy hành vi Khai thác than lậu bị phạt bao nhiêu năm tù? Và mức phạt như thế nào?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Những năm gần đây, tình trạng khai thác khoáng sản trái phép ngày càng gia tăng về số lượng cũng như quy mô, trải dài từ Bắc vào Nam. Hoạt động vi phạm này gây ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường cũng như đời sống của người dân.
Với hành vi khai thác than lậu nêu trên, các đối tượng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; quy định tại Điều 227 Bộ luật hình sự
Khai thác than lậu là gì?
Khai thác than lậu là hoạt động khai thác than của cơ quan, tổ chức không có quyền; hoặc có quyền mà thực hiện không đúng phạm vi quyền của mình; khai thác quá mức cho phép; không được sự chấp thuận, cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò; khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải; vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép; hoặc không đúng sẽ bị xử lý hình sự theo quy định.
Cấu thành của Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên
Chủ thể của tội phạm
Người nào từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự; hoặc pháp nhân thương mại đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 75 Bộ luật hình sự
Khách thể của tội phạm:
Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên.
Xâm phạm chế độ quản lý của nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên được thể hiện qua các quy định của pháp luật.
Mặt chủ quan của tội phạm
Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên được thực hiện với lỗi cố ý.
Mặt khách quan của tội phạm:
Về hành vi
Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; được thực hiện bằng hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam. Hành vi vi phạm này có thể là hoạt động thăm dò, khai thác (Vàng, đồng, than, sắt…) không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền; hoặc có giấy phép nhưng không đúng với nội dung đã ghi trong giấy phép.
Các hành vi nêu trên chỉ cấu thành tội phạm này nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Thu lợi bất chính từ việc nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
- Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
Về hậu quả.
Hành vi vi phạm khai thác tài nguyên nêu trên phải gây ra hậu quả nghiêm trọng mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Khai thác than lậu bị phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ Điều 227 Bộ luật hình sự. Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên có các khung hình phạt sau:
Khung 1
Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên;
b) Khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
c) Có tổ chức;
d) Gây sự cố môi trường;
đ) Làm chết người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
Pháp nhân khai thác than lậu sẽ bị xử lý như thế nào?
Khung 1
Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 227 Bộ luật hình sự;
- Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước; dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; hoặc khoáng sản trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hoặc khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng; nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
Khung 2
Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 227 Bộ luật hình sự; thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng; hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.
Hình phạt bổ sung
Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Giải quyết vấn đề
Như vậy đối với hành vi khai thác than lậu; các đối tượng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên. Với mức phạt tù cao nhất lên đến 7 năm tù.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Cất giấu gỗ khai thác trái phép có bị phạt tù theo quy định pháp luật?
- Khai thác cát trái phép bị xử phạt như thế nào?
- Cố tình kê khai giá nhà thấp hơn giá trị để trốn thuế bị xử lý thế nào ?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Khai thác than lậu bị phạt bao nhiêu năm tù?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật; đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ tội phạm. Như vậy tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử theo cùng một tội danh; cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy.
Hủy hoại rừng là hành vi đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng làm cho rừng mất hoàn toàn giá trị hoặc giảm giá trị đáng kể.
Đối với tội môi giới mại dâm, theo quy định của Bộ luật hình sự, mức phạt tù thấp nhất mà người phạm tội có thể bị áp dụng là 03 năm; mức phạt tù cao nhất là 15 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền lên đến 50 triệu đồng.