Chào Luật sư, theo như tôi được biết hành vi khai báo y tế gian dối cũng là một hành vi vi phạm pháp luật và tuỳ theo mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, Vậy Luật sư có thể cho tôi biết cụ thể hành vi khai báo y tế gian dối bị xử phạt như thế nào được không ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Nhằm che dấu các dấu hiệu bệnh truyền nhiễm của mình đến các cơ quan khám chữa bệnh y tế, mà nhiều người đã có hành vi khai báo y tế gian dối, hậu quả khiến cho bệnh truyền nhiễm lây lan sang nhiều người khác nhau. đây là một hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong xã hội cần phải bị xử lý nghiêm khắc. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì hành vi khai báo y tế gian dối bị xử phạt như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc khai báo y tế gian dối bị xử phạt như thế nào?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Quyết định số 2666/QĐ-BYT
- Nghị định 117/2020/NĐ-CP
- Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017
Các ứng dụng có thể khai báo y tế tại Việt Nam
Theo Quyết định số 2666/QĐ-BYT quy định các ứng dụng có thể khai báo y tế tại Việt Nam như sau:
– Ứng dụng VHD (VietNam Health Decleration) và tokhaiyte.vn:
Ứng dụng VHD và Tokhaiyte.vn cho phép khai báo y tế (bắt buộc); khai báo y tế toàn dân; cập nhật tình trạng sức khỏe hằng ngày đối với người dân trong khu vực cách ly (bắt buộc), ghi nhận người đến, người đi tại các địa điểm công cộng.
Tokhaiyte.vn là nơi cung cấp và tạo ra mã QR cho các điểm kiểm dịch, cơ quan, trụ sở làm việc, khu công nghiệp, chung cư, trường học,…
– Ứng dụng Bluezone:
Bluezone cho phép ghi nhận các tiếp xúc gần giữa các điện thoại di động thông minh cùng cài đặt và sử dụng Bluezone.
Bluezone cũng cho phép người dân khai báo y tế toàn dân; ghi nhận người đến, người đi tại các địa điểm công cộng, gửi bản tin thông báo đến người dân.
– Ứng dụng NCOVI:
Ứng dụng NCOVI cho phép người dân thực hiện khai báo y tế toàn dân, cập nhật tình hình sức khỏe hàng ngày (tự nguyện); ghi nhận người đến, người đi tại các địa điểm công cộng
Quy định về khai báo y tế tại Việt Nam
Theo Quyết định số 2666/QĐ-BYT quy định về khai báo y tế tại Việt Nam như sau:
– Khai báo y tế lần đầu:
– Người dân thực hiện khai báo y tế điện tử lần đầu tại một trong những ứng dụng khai báo y tế. Sau khai báo, nhận mã QR của hệ thống tạo ra (có thể in ra, hoặc lưu trong điện thoại) phục vụ dùng khai báo y tế về sau.
– Khi cần cập nhật khai báo y tế, người dân có thể khai báo/cập nhật thông tin trên web hoặc trên các ứng dụng di động.
Thông tin khai báo bao gồm:
– Thông tin chung: Họ và tên; Số điện thoại; Số hộ chiếu/CMND/CCCD/Mã thẻ BHYT; Năm sinh; Giới tính; Quốc tịch; Địa chỉ: tỉnh/thành phố, quận/huyện, phường/xã, Số nhà, phố, tổ dân phố/thôn/đội.
– Thông tin triệu chứng: Trong vòng 21 ngày qua, Anh/Chị có thấy xuất hiện ít nhất 1 trong các dấu hiệu: sốt/ ho/ khó thở/ viêm phổi/ đau họng/ mệt mỏi không?
– Thông tin dịch tễ: (1) Trong vòng 21 ngày qua, Anh/Chị đã đến tỉnh/thành phố, quốc gia/vùng lãnh thổ nào (Có thể đi qua nhiều nơi)? (2) Trong vòng 21 ngày qua, Anh/Chị có tiếp xúc với: Người bệnh hoặc nghi ngờ, mắc bệnh COVID-19/ Người từ nước có bệnh COVID-19 / Người có biểu hiện (Sốt, ho, khó thở, Viêm phổi).
– Khai báo cập nhật thông tin về triệu chứng hay thông tin dịch tễ:
– Người dân khai báo trên web hoặc trên các ứng dụng di động.
– Thực hiện khai báo y tế/cập nhật khai báo khi có triệu chứng, yếu tố dịch tễ hoặc theo yêu cầu của chính quyền các cấp.
Thông tin khai báo bao gồm:
– Thông tin triệu chứng: Trong vòng 21 ngày qua, Anh/Chị có thấy xuất hiện ít nhất 1 trong các dấu hiệu: sốt/ ho/ khó thở/ viêm phổi/ đau họng/ mệt mỏi không?
– Thông tin dịch tễ: (1) Trong vòng 21 ngày qua, Anh/Chị đã đến tỉnh/thành phố, quốc gia/vùng lãnh thổ nào (Có thể đi qua nhiều nơi)? (2) Trong vòng 21 ngày qua, Anh/Chị có tiếp xúc với: Người bệnh hoặc nghi ngờ, mắc bệnh COVID-19/ Người từ nước có bệnh COVID-19 / Người có biểu hiện (Sốt, ho, khó thở, Viêm phổi)
Khai báo y tế gian dối bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời khi phát hiện người khác mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm;
- Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ về giám sát bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật;
- Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
- Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
- Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Khai báo y tế gian dối có bị phạt tù hay không?
Theo quy định tại Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015 sđ bs 2017 quy định về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người như sau:
– Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;
- Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
- Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;
- Làm chết người.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:
- Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
- Làm chết 02 người trở lên.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất năm 2023
- Giá thầu đất nông nghiệp theo quy định mới 2023
- Đất đấu thầu của xã được quy định thế nào?
Thông tin liên hệ Luật sư X
LuatsuX đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Khai báo y tế gian dối bị xử phạt như thế nào?″. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về đổi tên mẹ trong giấy khai sinh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Dễ dàng và đơn giản trong thực hiện khai báo y tế điện tử trên các ứng dụng hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19.
– Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở, địa điểm… chịu trách nhiệm kiểm soát thông tin người ra vào, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết.
– Người dân luôn mang theo mã QR (lưu trong điện thoại hoặc in ra) được sinh ra từ các ứng dụng khai báo y tế và chịu trách nhiệm về các thông tin khai báo y tế của mình.
– Người dân có điện thoại thông minh cần cài đặt, sử dụng các ứng dụng khai báo y tế để thực hiện khai báo y tế điện tử và sinh mã QR. Khi đến nơi công cộng, tập trung đông người phải cài đặt ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần (Bluezone) và bật chế độ Bluetooth.
– Người thuộc diện cách ly y tế hoặc giám sát y tế sau cách ly có điện thoại thông minh phải cài đặt ứng dụng khai báo y tế (VHD) và ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần.
– Sử dụng mã QR được in ra hoặc đã lưu trong điện thoại để thực hiện khai báo y tế và chịu trách nhiệm về các thông tin khai báo y tế của mình.
– Khi đến các địa điểm cần khai báo y tế, đưa mã QR cho nhân viên kiểm soát thực hiện quét hoặc dùng điện thoại để tự quét mã QR tại điểm đó.
Hướng dẫn này áp dụng đối với người dân và các địa điểm kinh doanh, làm việc, giải trí; nơi tập trung đông người bao gồm:
– Các địa điểm kinh doanh, làm việc, giải trí: Trụ sở làm việc; khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phục vụ tại chỗ; Quán bar; vũ trường; karaoke; cơ sở dịch vụ xoa bóp (massage), làm đẹp; phòng tập thể dục, thể hình; cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn (theo quy định của Ban tổ chức hoặc người có thẩm quyền triệu tập)…
– Nơi tập trung đông người: Bệnh viện, các cơ sở y tế; chung cư; trường học; nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ và trên phương tiện giao thông công cộng; trung tâm thương mại, siêu thị; chợ đầu mối, chợ dân sinh, cửa hàng cung cấp các dịch vụ thiết yếu; đám tang, đám cưới; địa điểm tham quan, du lịch, vui chơi, giải trí; khu tâm linh…