Xin chào Luật sư. Tôi tên là Cường. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Giám định tư pháp là gì? Kết luận giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ? Hồ sơ giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ được quy định như nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ quý Luật sư.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng đặt câu hỏi, dưới đây là phần giải đáp thắc mắc của Luật sư X :
Căn cứ pháp lý
Luật Giám định tư pháp năm 2020
Giám định tư pháp là gì?
Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật (Điều 2 Luật giám định tư pháp).
Kết luận giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ?
Theo Điều 16 Thông tư 03/2022/TT-BKHCN (Có hiệu lực từ 15/06/2022) quy định kết luận giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ như sau:
Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc phải lập kết luận giám định theo Mẫu số 03a, 03b, 03c tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Hồ sơ giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ được quy định như nào?
Tại Điều 17 Thông tư này quy định hồ sơ giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm:
1. Hồ sơ giám định tư pháp bao gồm đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Giám định tư pháp.
2. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ được lập và phải xuất trình hồ sơ giám định tư pháp khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng.
3. Hồ sơ giám định tư pháp của người thực hiện giám định được bàn giao cho cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý trực tiếp.
4. Cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy chế công tác lưu trữ của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.
Cơ quan, đơn vị, tổ chức tại địa phương nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ.
Thời hạn giám định
Thời hạn giám định tư pháp trong hoạt động KH&CN tối đa là 03 tháng. Trường hợp vụ việc giám định các thiết bị, máy móc, công nghệ mới, phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng.
Thời hạn giám định này có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa theo quy định.
Giám định tư pháp trong hoạt động KH&CN đối với các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định tư pháp được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.
Triển khai thực hiện giám định như thế nào?
Theo Thông tư mới ban hành, giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) bao gồm giám định tư pháp thuộc các lĩnh vực: tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa (tiêu chuẩn đo lường chất lượng); công nghệ, thiết bị, máy móc; sở hữu công nghiệp; năng lượng nguyên tử.
Thông tư nêu rõ, giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc triển khai thực hiện giám định như sau:
a- Lập đề cương giám định với các nội dung cơ bản sau: căn cứ thực hiện giám định theo quy định; thời gian dự kiến hoàn thành giám định; các điều kiện theo quy định của pháp luật để thực hiện giám định.
Đối với tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, ngoài những nội dung trên, đề cương giám định của tổ chức phải bao gồm danh sách nhân sự thực hiện giám định, người được phân công chủ trì thực hiện giám định, thông tin về năng lực của các cá nhân thực hiện giám định.
b- Trường hợp cần thiết, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định đề nghị với người trưng cầu, yêu cầu giám định về việc khảo sát đối tượng giám định để phục vụ công tác lập kế hoạch và thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
c- Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung cần giám định.
d- Thực hiện giám định.
đ- Xây dựng kết luận giám.
Trường hợp có thay đổi về cá nhân, tổ chức giám định tư pháp, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử cá nhân, tổ chức thực hiện giám định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người trưng cầu, yêu cầu giám định.
Trong quá trình thực hiện, người giám định phải lập văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định theo Mẫu quy định.
Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc khi thực hiện giám định tư pháp có quyền sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác có đủ điều kiện, năng lực phù hợp theo quy định thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Kết luận giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, Thủ tục tặng cho nhà đất, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102 . Ngoài ra , để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Có thể bạn quan tâm
- Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động giám định tư pháp
- Kết luận giám định là gì? Khi nào nó trở thành chứng cứ trong TTHS?
- Quyết định 3993/QĐ-BYT Quy trình giám định pháp y liên quan đến COVID-19
Các câu hỏi thường gặp
Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, khi cần thiết, Toà án, Viện kiểm sát tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự quyết định trưng cầu giám định. Người giám định phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án, Viện kiểm sát.
Người giám định có quyền tìm hiểu tài liệu của vụ án liên quan đến đối tượng phải giám định. Người giám định có nghĩa vụ giám định một cách khách quan, trung thực đối tượng được yêu cầu giám định.
Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi nếu đồng thời là đương sự, người đại diện hoặc người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người thân thích của đương sự, người làm chứng trong vụ án; đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vỉ hành chính bị khiếu kiện; đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính; đã tham gia vào việc ra quyết định kỉ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định kỉ luật buộc thôi việc cán bộ, công chức; có người thân thích đã tham gia tố tụng cùng vụ án ở cấp xét xử khác, có căn cứ cho thấy có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Việc thay đổi người giám định trước khi mở phiên toà do Toà án quyết định; tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi.
Người giám định trong vụ án hành chính là khái niệm được quy định từ Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21.5.1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002).
Theo Luật Giám định tư pháp:
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
c) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
c) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định chi tiết khoản 1 Điều này đối với giám định viên tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
– Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phải giám định;
– Yêu cầu cơ quan trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc kết luận;
– Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định;
– Từ chối thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;
– Ghi riêng ý kiến của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung trong trường họp giám định do tập thể giám định tiến hành;
– Các quyền khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.