Hiện nay tình trạng nhiều người lợi dụng việc kết hôn giả để định cư, làm việc tại và có quốc tịch nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Tại nhiều quốc gia việc kết hôn giả với mục đích khác bị coi là một vấn nạn và cần được bài trừ ra khỏi xã hội. Khi lựa chọn kết hôn giả thì người kêt hôn đã vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật Việt Nam nói chung và Luật hôn nhân và gia đình nói riêng. Dù đã có rất nhiều những chế tài xử lý ở các mức khác nhau nhưng việc kết hôn giả vẫn chưa thể xử lý triệt để và có dấu hiệu ngày càng nhân rộng. Vậy quy định pháp luật về vấn đề kết hôn giả như thế nào? Kết hôn giả để đi nước ngoài bị xử lý như thế nào? Để làm rõ vấn đề này mời bạn đón đọc bài viết “Kết hôn giả để đi nước ngoài bị xử lý như thế nào? ” dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Kết hôn là gì?
Kết hôn là Việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi thỏa mãn các điều kiện kết hôn và thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Kết hôn về bản chất là xác lập quan hệ vợ chồng với mục đích dựng xây gia đình, đó là điều thiêng liêng và trân quý của mỗi cá nhân
Căn cứ tại Khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Khoản 11 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
Hành vi kết hôn giả tạo là hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng việc kết hôn để đạt những mục đích khác để trục lợi cá nhân ngoài việc xác lập mối quan hệ gia đình. Và pháp luật Việt Nam cũng quy định rất rõ các trường hợp cấm trong Luật hôn nhân và gia đình để bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình đúng nghĩa như sau:
– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
– Yêu sách của cải trong kết hôn
– Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn
– Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính
– Bạo lực gia đình
– Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi
Như vậy, kết hôn giả tạo là một trong những hành vi cấm của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Kết hôn giả tạo là gì?
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định một trong các hành vi bị nghiêm cấm là kết hôn giả tạo.
Trong đó, kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
Như vậy, nhìn bề ngoài, việc kết hôn giả tạo vẫn giống với việc kết hôn thông thường, nhưng ở đây mục đích của việc kết hôn không phải để xây dựng gia đình mà nhằm thực hiện một hành vi khác như để nhập cảnh, có quốc tịch nước ngoài,…
Kết hôn giả để đi nước ngoài bị xử lý như thế nào?
Đối với nhiều người, có lẽ mức phạt hành chính đối với việc lợi dụng kết hôn để được xuất cảnh, nhập quốc tịch nước ngoài là không đủ sức răn đe; hoặc nghĩ rằng chỉ cần xuất cảnh, nhập quốc tịch thành công thì sẽ không phải chịu chế tài gì. Tuy nhiên, cá nhân hoàn toàn có thể phải đối mặt với mức phạt cao hơn, thậm chí đi tù vì kết hôn “giả” theo pháp luật của nước cá nhân dự định xuất cảnh tới, nhập quốc tịch. Vậy việc kết hôn giả để có quốc tịch nước ngoài có rất nhiều hệ luỵ không chỉ là xử lý hành chính mà cá nhân lợi dụng việc kết hôn để xuất, nhập cảnh, nhập tịch hoàn toàn có thể chịu các chế tài từ nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như phạt tù, trục xuất, tước visa..
Xử lý hành chính
Theo điểm d khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
Xử lý kỷ luật
Đối với cán bộ công chức
– Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng trong trường hợp Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức. (Khoản 9 Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)
– Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo:
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định nếu đã bị kỷ luật khiển trách hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng
– Áp dụng hình thức hạ bậc lương:
+ Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: căn cứ tại Điều 10 Nghị định 112/2020/NĐ-CP nếu vi phạm khi đã bị phạt cảnh cáo, hoặc hành vi vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng
+ Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: căn cứ tại Điều 11 Nghị định 112/2020/NĐ-CP nếu vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng
Đối với viên chức
– Áp dụng hình thức khiển trách đối với viên chức trong trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức (Khoản 9 Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP).
– Áp dụng hình thức cảnh cáo: nếu đã bị khiển trách hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng (khoản 1, khoản 2 Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)
– Áp dụng hình thức cách chức: khi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng (khoản 2 Điều 18 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)
– Áp dụng hình thức buộc thôi việc: nếu vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (khoản 2 Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)
Như vậy, hiện nay với hành vi kết hôn giả tạo để đi nước ngoài mới ở mức xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng hình thức xử lý kỷ luật nếu chủ thể thực hiện hành vi là công chức, cán bộ; viên chức. Còn Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 chưa điều chỉnh tội liên quan đến việc kết hôn giả đi nước ngoài. Do vậy, việc kết hôn giả đi nước ngoài không được coi là có tội.
Xử lý kỷ luật đảng
Đảng viên vi phạm quy định về cấm kết hôn thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ theo điểm a khoản 3 Điệu 24 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017.
Xử lý theo luật pháp nước ngoài
Cụ thể, Cơ quan Thực thi di trú và hải quan Hoa Kỳ (ICE- U.S Immigration and Customs Enforcement) có quy định về hành vi kết hôn “giả” như sau:
– Kết hôn “giả” là tội phạm liên bang: Điều này có nghĩa cá nhân lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập quốc tịch Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
– Mức phạt đối với hành vi kết hôn “giả” bao gồm hình phạt tù có thể lên đến 05 năm và phạt tiền lên tới 250.000 USD. Bên cạnh đó, người bị buộc tội kết hôn “giả” còn có thể đối mặt việc bị tước visa, trục xuất về nước và bị tước nhiều quyền lợi khác.
– Đặc biệt, chế tài nêu trên không chỉ giới hạn áp dụng với người trực tiếp thực hiện hành vi vi phạm mà còn có thể áp dụng đối với người liên đới.
Như vậy, không chỉ là xử lý hành chính mà cá nhân lợi dụng việc kết hôn để xuất, nhập cảnh, nhập tịch hoàn toàn có thể chịu các chế tài từ nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như phạt tù, trục xuất, tước visa…Do đó, cá nhân cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện hành vi vi phạm này, tránh nhiều hệ luỵ khôn lường.
Mời bạn xem thêm
- Thẩm quyền cải chính giấy kết hôn là của ai?
- Giấy cam kết không tranh chấp tài sản thừa kế mới năm 2023
- Ly hôn rồi có đăng ký kết hôn lại được không?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ trích lục kết hôn Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Kết hôn giả để đi nước ngoài bị xử lý như thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ soạn thảo mẫu viết di chúc thừa kế đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tại Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc xử lý khi có hành vi kết hôn trái pháp luật như sau:
– Xử lý việc kết hôn trái pháp luật được Tòa án thực hiện theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật về tố tụng dân sự
– Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình đồng thời hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân đó. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình
– Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ hôn nhân phải được gửi cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên kết hôn trái pháp luật; cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự
– Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn
Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật được quy định tại Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, bao gồm:
– Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình:
+ Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật
+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình
+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em
+ Hội liên hiệp phụ nữ
– Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật
– Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng trong trường hợp Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức. (Khoản 9 Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)
– Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo:
Căn cứ tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định nếu đã bị kỷ luật khiển trách hoặc vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng
– Áp dụng hình thức hạ bậc lương:
+ Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: căn cứ tại Điều 10 Nghị định 112/2020/NĐ-CP nếu vi phạm khi đã bị phạt cảnh cáo, hoặc hành vi vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng
+ Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: căn cứ tại Điều 11 Nghị định 112/2020/NĐ-CP nếu vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng