Có thể nói số lượng thành viên trong cộng đồng LGBT tăng nhanh kể từ sau khi Hương Giang đăng quang tại cuộc thi Hoa hậu chuyển giới năm 2018. Vậy kết hôn đồng giới đã được luật Hôn nhân gia đình thừa nhận chưa? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Kết hôn đồng giới là gì?
Kết hôn đồng tính hay hôn nhân đồng giới là hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính sinh học hoặc giới tính xã hội được chấp nhận về mặt luật pháp.
Hiểu một cách đơn giản: là việc hôn nhân giữa hai người có cùng giới tính với nhau; có thể là nam – nam hoặc nữ – nữ.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 ngăn cấm kết hôn đồng tính
Nếu như ở trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 pháp luật ngăn cấm hành vi kết hôn đồng giới được quy định tại Điều 10, đồng thời nếu vi phạm còn bị phạt tiền từ 100 đến 500 nghìn đồng
Nguyên nhân cấm kết hôn giữa những người cùng giới được lí giải trên 3 phương diện:
Một là quan điểm văn hóa xã hội của người Việt bấy giờ đa số không chấp nhận.
Hai xuất phát từ vấn đề sinh học, hai người đồng không thể dễ dàng sinh con một cách bình thường. Việc này ảnh hưởng vấn đề an sinh xã hội rất lớn.
Ba, luật Việt Nam bấy giờ chưa có tiền lệ nào quy định về vấn đề này.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không cấm kết hôn đồng tính
Xã hội đang ngày càng phát triển không ngừng. Những quy phạm được viết ra cách đó cả chục năm, ít nhiều đã không còn phù hợp. Từ luật hôn nhân và gia đình năm 2014 các nhà lập pháp đã có cái nhìn thoáng hơn về việc kết hôn giữa những người đồng giới.
Theo đó, từ ngày 19/6/2014, Quốc hội thông qua Luật Hôn nhân và Gia đình, nhà nước không cấm việc kết hôn đồng tính nhưng tại khoản 2 Điều 8 Luật này như sau:
Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
So với quy định trước đây, hiện nay, nhà nước không còn cấm những người có cùng giới tính kết hôn mà chỉ “không thừa nhận” mối quan hệ hôn nhân này. Đồng nghĩa, những người đồng tính có thể tổ chức đám cưới, sống chung với nhau như vợ chồng nhưng không được thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Vậy nếu không được công nhận về mặt pháp lý thì các cặp đôi đồng giới có thể gặp những rủi ro nào khi kết hôn.
Độ tuổi kết hôn như thế nào?
Độ tuổi: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ: “Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên; người thành niên có năng lực dân sự đầy đủ trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự”.
Trong đó, “nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” được hiểu là nam đã đủ 20 tuổi, nữ đã đủ 18 tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh (theo khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP).
Có thể thấy, khi nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi trở lên thì cả nam và nữ đều là người thành niên, có đầy đủ năng lực dân sự, tự chịu trách nhiệm với các quy định của mình đồng thời cũng có đủ khả năng để chăm sóc, nuôi nấng gia đình, con cái.
Việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định
Một trong những nguyên tắc cơ bản của hôn nhân là tự nguyện, tiến bộ. Đồng thời, Điều 4 Luật Hôn nhân và Gia đình (viết tắt là HN&GĐ) cũng khẳng định, Nhà nước có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
Không chỉ vậy, Luật này cũng nêu rõ, cưỡng ép kết hôn, cản trở kết hôn là một trong những hành vi bị cấm. Nếu bị cưỡng ép kết hôn thì có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật này.
Không bị mất năng lực hành vi dân sự
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (theo Điều 19 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Người mất năng lực hành vi dân sự là người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, được Tòa án ra quyết định tuyên bố người này mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn
Một trong những điều kiện không thể thiếu khi đăng ký kết hôn là không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn nêu tại Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình:
Kết hôn giả tạo
Kết hôn là việc nam, nữ đăng ký với cơ quan Nhà nước khi đáp ứng các điều kiện kết hôn để xây dựng gia đình. Do đó, có thể hiểu, kết hôn giả tạo là việc kết hôn không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
Tảo hôn
Theo phân tích ở trên, nam nữ chỉ được kết hôn nếu đáp ứng điều kiện về tuổi. Đây là một trong những điều kiện để quan hệ hôn nhân, gia đình được pháp luật công nhận.
Cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn
Theo khoản 9 Điều 3 Luật HN&GĐ, cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ.
Cản trở kết hôn
Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về bài viết Kết hôn đồng giới đã được luật Hôn nhân gia đình thừa nhận. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp:
Căn cứ Điều 37 Bộ luật dân sự năm 2015. Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp; Hôn nhân gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Thì hành vi “kết hôn giữa những người cùng giới tính” đã được bãi bỏ.